Rất nhiều bé khi ngủ thường có thói quen hay vặn mình, giật mình, lăn lộn
Ngủ ngáy có thể khiến trẻ chậm phát triển
Video: Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ ngủ ngáy có phải đang mắc bệnh?
Cho trẻ ngủ võng có hại không?
Ngủ hay vặn mình
Rất nhiều bé khi ngủ thường có thói quen hay vặn mình, giật mình, lăn lộn, đỏ mặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé ngủ theo tư thế này. Nếu do bé thiếu calci, vitamin D3 các mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe của bé, nên cho bé tắm nắng mỗi ngày trước 8 giờ sáng mùa hè và trước 9 giờ sáng nếu là mùa đông.
Do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại. Nếu bé ngủ hay vặn mình, đỏ mặt, trằn trọc mà không có những biểu hiện xấu về sức khỏe thì tình trạng này có thể hết sau vài tháng. Nếu bé không thường xuyên thức khuya vào lúc 2-4 giờ sáng thì các mẹ nên điều chỉnh lại giấc ngủ cho bé.
Nằm sấp
Nhiều bà mẹ thường cho rằng trẻ ngủ sấp chứng tỏ sau này bé sẽ thông minh, nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Các bác sĩ Nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ngủ ở tư thế này. Bởi vì trẻ nằm sấp ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn ở tư thế bình thường.
Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình cho nên nằm ngủ ở tư thế này rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở, hô hấp bị giảm, tim phổi bị ép xuống. Ngoài ra, tư thế nằm sấp khi ngủ còn khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của bé.
Mặc dù vậy, đôi khi tư thế nằm sấp cũng giúp bé hạn chế sự nôn trớ, bé nhanh phát triển hơn, do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người, xoay người, ngẩng đầu, bên cạnh đó, chân tay của bé cũng nhanh cứng cáp hơn. Khi bé nằm ở tư thế này, các mẹ lưu ý không mặc cho bé những trang phục có cúc, nơ buộc, nút thắt…
Nằm nghiêng
Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của con mình tròn thì bạn có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng. Nằm nghiêng là tư thế ngủ giúp bé được an toàn, hô hấp dễ dàng hơn, không ngủ ngáy, không thở khò khè khi ngủ. Bình thường thì bé rất khó có thể tự mình nằm nghiêng, bạn có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này.
Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng bạn nên đặt tay của bé về phía trước mặt để bé không trở mình nằm sấp. Bên cạnh những ưu điểm trên thì tư thế này có nhược điểm là làm bé dễ bị trớ sữa theo khóe miệng và ảnh hưởng tới hình dáng tai của bé.
Nằm ngửa
Những bé có thói quen nằm ngủ ở tư thế ngửa này phần lớn thường bị bẹp đầu, cảm giác luôn bị chông chênh. Có rất nhiều các bậc cha mẹ lo sợ con mình bị bẹp đầu nên đã thay đổi thói quen về tư thế ngủ của con.
Theo các chuyên gia, các bậc phụ huynh nên là nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên cơ thể bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang là rất ít, giúp bé ngủ an toàn và ngon giấc. Tuy nhiên, khi bé bị nghẹt mũi, hô hấp sẽ khó hơn. Lúc này, bạn không nên để bé nằm ngửa.
Bình luận của bạn