Nếp cẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng
Cơm rượu nếp cẩm "giết sâu bọ"
Điểm tâm sáng với xôi nếp cẩm, kiwi
Khô hạn: Nỗi niềm biết tỏ cùng ai của phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh dễ mắc "bệnh hay quên"
Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh nhưng khi ăn gạo nếp cẩm, bạn có bao giờ nghĩ mình đang hấp thụ vào cơ thể một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả không?
Trong y học cổ truyền, gạo nếp nói chung có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.
Bổ máu
200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5gr protein; 37 carbohydrate; 1,7gr chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33gr chất béo, những chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein.
Trong những loại nếp thường thấy thì đặc biệt có loại nếp cẩm còn được gọi là "bổ huyết mễ" có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại acid amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể phụ nữ khi bị mất máu do kinh nguyệt hay sau sinh.
Tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và tăng huyết áp. Theo đó, vì trong men nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol nên có khả năng tái tạo mạch máu, phòng tránh tai biến tim mạch. Chúng cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn nên rất tốt cho những người phẫu thuật tai biến mạch máu não.
Hơn nữa, dùng rượu nếp cẩm đúng liều lượng còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hiệu quả cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp. Tuy nhiên, để hạn chế rượu lên men đậm lâu ngày sinh mùi cồn và bị chua, bạn nên bảo quản rượu nếp trong tủ lạnh để dùng lâu ngày.
Tốt cho dạ dày
Gạo nếp cẩm nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu dạ dày, nhất là những người bị viêm loét dạ dày không thể tiêu thụ cơm tẻ. Ngoài ra, với những người thường xuyên bị nôn mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống khoảng 6 - 7 gr với nước nguội.
Tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, calci, phospho, kali, magne, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.
Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Cháo gạo nếp nấu suông hay còn gọi là cháo hoa có tác dụng mát ruột đối với những trường hợp nặng bụng, nếu được nấu nhừ với móng giò, chân giò heo, đu đủ non, lõi thông thảo và lá sung sẽ vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm tăng tiết sữa, vừa bổ sung sắt cho phụ nữ cho con bú. Nước cháo gạo nếp cũng đặc biệt tốt cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Lưu ý
Gạo nếp, đặc biệt là nếp cẩm mang lại những giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chú ý khi dùng nếp cẩm nên kết hợp cũng một số loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sẽ kích thích tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn.
Bình luận của bạn