Hay bị ốm vặt, mặt chi chít mụn là do thiếu khoáng chất này

Bổ sung kẽm thế nào?

9 cách đơn giản giúp điều trị mụn trứng cá ngay tại nhà

Đâu là nguyên nhân khiến tôi mọc mụn?

Điểm mặt 14 thành phần thường gặp trong mỹ phẩm

Ngỡ ngàng với tình trạng da và mụn sau khi rửa mặt với dầu

Kẽm là một vi lượng thiết yếu có mặt trong hơn 100 phản ứng enzyme trong cơ thể, đó là lý do tại sao tiêu thụ đủ kẽm là vô cùng quan trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng triệu người trên toàn cầu có thể bị thiếu kẽm. Trong thực tế, thiếu kẽm xếp thứ năm trong các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh trên khắp thế giới. Điều đó xảy ra khi bạn không tiêu thụ đủ kẽm từ chế độ ăn uống mỗi ngày hoặc gặp khó khăn khi hấp thụ kẽm từ thực phẩm do rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề đường ruột. Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ bị thiếu hụt kẽm. Trong đó, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thaiphụ nữ cho con bú có nhiều nguy cơ bị thiếu kẽm hơn cả.

Một số đối tượng khác có nguy cơ bị thiếu kẽm rất cao, bao gồm: Người ăn chay, các vận động viên sức bền, người nghiện rượu, những người bị bệnh đường tiêu hóa, những người tiêu thụ nhiều chất sắt, những người đang uống thuốc lợi tiểu...

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến rất nhiều các hệ thống cơ quan cơ thể, bao gồm: Miễn dịch, tiêu hóa, xương, sinh sản, hệ thống thần trung ương và hệ da bì (integumentary).

Chính vì vậy, nồng độ kẽm thấp có liên quan tới các điều kiện sức khỏe sau đây: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), vấn đề tiêu hóa, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chức năng thần kinh, miễn dịch yếu, bệnh tiêu chảy, dị ứng, bệnh tự miễn, suy giáp, mái tóc mỏng, kém hấp thu chất dinh dưỡng, ruột bị rò rỉ, phát ban da và mụn trứng cá

Có thể thấy, kẽm đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe làn da. Các nhà nghiên cứu cho biết, 6% tổng số kẽm trong cơ thể con người tập trung ở da. Kẽm giúp hấp thu vitamin A, điều chỉnh sự cân bằng nội tiết tố, thúc đẩy quá trình chết rụng tế bào (apoptosis). Cơ thể thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới quá trình chết rụng tế bào, từ đó làm chậm thay mới làn da, khiến các tế bào cũ không loại bỏ được mà phải kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn, từ đó gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn trứng cá.

Bổ sung bao nhiêu kẽm là đủ?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hàm lượng kẽm khuyến cáo mỗi ngày dựa trên độ tuổi và giới tính. Cụ thể:

Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ngày

Trẻ 7 - 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày

Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày

Trẻ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày

Trẻ 9 -13 tuổi: 8mg/ngày

Nam giới 14 tuổi trở lên: 11mg/ngày

Nữ giới từ 14 - 18 tuổi: 9mg/ngày

Nữ giới 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày

Bạn có thể có đủ lượng kẽm khuyến cáo mỗi ngày nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa kẽm, bao gồm: Thịt cừu, hạt bí ngô, thịt bò ăn cò, thịt gà, hàu, bột cacao, hạt điều, rau chân vịt, nấm, sữa chua… hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp