Cách chạy bộ tác động tới cơ thể của bạn

Chạy bộ tác động tới cơ thể như thế nào?

Chạy bộ nhiều có ảnh hưởng đến đầu gối không?

Chạy bộ khi mang thai: Lợi hay hại?

Minh mẫn hơn nhờ đi bộ, chạy bộ, vận động thể chất

Người già có nên chạy bộ không?

Tìm hiểu khái quát về cách chạy bộ tác động tới cơ thể trong infographic sau:

Trong vài giây đầu tiên

Cơ thể giải phóng adenosine triphosphate (ATP) cho cơ bắp sử dụng. ATP là các phân tử năng lượng được tạo ra từ thực phẩm bạn ăn, nó được lưu trữ trong cơ bắp và máu. ATP chuyển hóa thành adenosine diphosphate (ADP) - một phân tử năng lượng khác để cung cấp cho bạn sức mạnh. ADP chuyển hóa trở lại thành ATP sau đợt khởi động ban đầu này.

Trong 90 giây đầu tiên

Các tế bào phân hủy glycogen - đơn vị lưu trữ năng lượng của cơ thể, giải phóng ATP nhiều hơn, cũng như lấy glucose trực tiếp từ máu. Cơ bắp lúc này phải giải phóng acid lactic gây ra cảm giác nóng bỏng.

Vài phút tiếp theo

Tim bắt đầu đập nhanh hơn và cơ thể bắt đầu đốt cháy calorie. Bạn sẽ cảm thấy khó thở và đổ mồ hôi. Khó thở là do cơ thể cần nhiều oxy hơn để sử dụng glucose hiệu quả. Mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể, bởi lẽ đốt cháy glycogen và oxy làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Máu hướng về phía cơ bắp và tránh xa các chức năng không phải là ưu tiên tại thời điểm này, ví dụ như tiêu hóa.

Trong vòng 10 phút

Nếu bạn có hình thể tốt, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Vì có nguồn cung cấp ATP tốt trong cơ bắp cũng giúp cơ thể sử dụng oxy và glucose hiệu quả. Ngược lại, nguồn cung cấp ATP thấp sẽ khiến tích tụ acid lactic và làm bạn cảm thấy mệt mỏi.

Sau 30 phút

Khi tốc độ của bạn chậm lại, hơi thở và nhịp tim cũng chậm theo. Bộ não lúc này giải phóng nhiều dopamine - hormone tăng cường tâm trạng, nhờ vậy bạn sẽ có được một tâm trạng tốt hơn.

Biết Tuốt H+ (Theo Running Addicted)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp