Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bạn chống chọi tốt hơn với các bệnh lây qua đường hô hấp
Những lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua của trà ngưu bàng
Làm sao để tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu vitamin C
Ăn đậu tằm giúp tăng cường hệ miễn dịch?
Vai trò của "lá chắn tự nhiên"
Hệ miễn dịch được coi là "lá chắn tự nhiên" của cơ thể, giúp con người chống chọi tốt hơn với mầm bệnh hoặc các vi sinh vật gây hại.
Cơ thể sở hữu hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cũng như những triệu chứng nặng do COVID-19. Việc chủ động nâng cao sức đề kháng, kết hợp với thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Các biện pháp tăng cường sức đề kháng
Chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng
Một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất để tăng sức đề kháng là duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Với những người có chế độ ăn đặc biệt như ăn kiêng, ăn chay, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm.
Khi đó, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sỹ. Một số dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức đề kháng gồm:
- Chiết xuất tỏi: Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tỏi chứa các hợp chất có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với mầm bệnh như virus. Ngoài ra, tỏi còn là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào.
Thực phẩm bổ sung probiotics có ở dạng viên nén, cốm, dung dịch
- Probiotics: Probiotics là các vi sinh vật có lợi ở đường ruột, được chứng minh có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch. Ngoài thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe như sữa chua, kombucha, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh để góp phần tăng cường sức đề kháng.
- Nghệ: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ có khả năng giảm phản ứng viêm trong cơ thể và giúp điều hòa hệ miễn dịch. Hợp chất curcumin trong nghệ là thức ăn cho các lợi khuẩn ở đường ruột, đồng thời có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Vitamin C: Vitamin C giúp kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào lympho (bạch cầu), từ đó khiến hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
- Vitamin D: Vitamin D có vai trò phức tạp trong việc duy trì sự cân bằng của hệ miễn dịch. Những người thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn bình thường.
- Kẽm: Kẽm cũng là vi chất quan trọng với hệ miễn dịch, có nhiều trong thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, các loại hạt hạch. Người cao tuổi suy giảm khả năng hấp thụ kẽm nên bổ sung kẽm dưới dạng thực phẩm bổ sung để cải thiện sức đề kháng.
Tập thể dục để tăng cường sức đề kháng
Các bài thể dục trong nhà đem lại nhiều lợi ích với hệ miễn dịch
Các chuyên gia khuyến nghị, để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp, chúng ta nên tập thể dục đều đặn khoảng 150-300 phút/tuần. Bạn không cần tập luyện quá nặng, những bài tập cường độ trung bình như yoga cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe trong mùa dịch COVID-19.
Hiện nay, một số tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh đã tạm dừng hoạt động của một số dịch vụ như phòng tập gym, sân vận động, hạn chế tập thể dục đông người ở nơi công cộng. Bạn nên tìm đến các hình thức tập luyện đơn giản tại nhà như sử dụng xe đạp tập tại chỗ, tạ tay, dây kháng lực.
Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng
Giấc ngủ, tình trạng căng thẳng và sức khỏe hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngủ không đủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh cao hơn. Trong khi đó, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể gây mất cân bằng chức năng của hệ miễn dịch, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Người trưởng thành nên ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi đêm để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Bình luận của bạn