Mẹ béo phì khiến con có nguy cơ ung thư cao hơn
Bật đèn khi ngủ khiến chị em bị béo phì?
Béo phì làm giảm chất xám trong não
7 vấn đề sức khỏe mà trẻ béo phì có thể gặp phải
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?
Các nhà khoa học đã phân tích 2 triệu hồ sơ sinh cùng khoảng 3.000 hồ sơ bệnh án ung thư ở Pennsylvania (Mỹ) từ năm 2003 - 2016 và tìm thấy mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (BMI) ở người mẹ và chẩn đoán ung thư sau này ở con cái của họ. Kết quả cuối cùng mới được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ.
Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ béo phì có BMI trên 40 có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu trước 5 tuổi cao hơn 57%. Cân nặng và chiều cao cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (hay còn gọi là ung thư máu hoặc máu trắng).
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân sâu xa của hiệu ứng mà họ tìm ra có liên quan đến nồng độ insulin trong cơ thể người mẹ trong quá trình phát triển của thai nhi, hoặc có thể thay đổi để biểu hiện DNA của người mẹ di truyền sang con cái.
Điều quan trọng, không phải tất cả các mức độ béo phì đều có cùng rủi ro. Trong số những phụ nữ béo phì được quan sát, chỉ số BMI của người mẹ càng cao thì tỷ lệ ung thư của con cái họ cũng càng cao. Vì vậy, ngay cả khi bạn giảm được một lượng cân nhỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ở con trẻ.
Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Shaina Stacy, cho hay: “Ngay bây giờ, chúng tôi không biết nhiều yếu tố nguy cơ có thể tránh được đối với bệnh ung thư ở trẻ em. Nhưng qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra động lực giảm cân cho các bà mẹ.”
TS. Jian-Min Yuan, tác giả cao cấp, nhận định: “Duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ tốt cho người mẹ mà còn cho cả con trẻ.”
Bình luận của bạn