7 vấn đề sức khỏe mà trẻ béo phì có thể gặp phải

Béo phì có thể khiến trẻ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm

13 loại ung thư có liên quan đến thừa cân, béo phì

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

Chất béo chuyển hóa nguy hiểm thế nào?

Cholesterol cao

Béo phì, tiền sử gia đình và chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến trẻ bị cholesterol cao. Cholesterol cao có thể gây tích tụ mảng bám bên trong các lòng mạch máu và khiến máu không thể lưu thông bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ khi trẻ lớn lên. Để cải thiện tình trạng trên, bạn nên cho con ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ.

Kết quả hình ảnh cho cholesterol caoTrẻ béo phì có nguy cơ bị cholesterol cao

Tăng huyết áp 

Tiền sử gia đình và béo phì có thể khiến trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp. Để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và khuyến khích con thực hiện các hoạt động thể chất vì 2 điều này có thể giúp trẻ giảm cân

Bệnh đái tháo đường loại 2

Đái tháo đường type 2 là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ bị béo phì. Béo phì có thể gây ra tình trạng insulin và khiến trẻ bị đái tháo đường type. Trẻ mắc ĐTĐ từ khi còn nhỏ sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, đột quỵ, mù lòa... khi trưởng thành.

Trẻ béo phì dễ bị đái tháo đường type 2

Ngưng thở khi ngủ

Có tới 60% trẻ béo phì bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ khiến nồng độ oxy trong máu giảm xuống và tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tăng huyết áp. Ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến trẻ  bị buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. 

Các vấn đề về xương

Béo phì có thể cản trở sự phát triển bình thường có xương gây ra tình trạng bàn chân phẳng, chân vòng kiềng và làm tăng nguy cơ gãy xương. Béo phì cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn phối hợp vận động. 

Béo phì có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ

Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Trẻ béo phì thường không tự tin với ngoại bình bên ngoài nên chúng thường ngại giao tiếp. Trẻ em béo phì cũng là đối tượng dễ bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc. Tất cả những điều này khiến trẻ lo lắng, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm với béo phì. Những đứa trẻ béo phì có nhiều khả năng bị trầm cảm cao hơn những đứa trẻ khác. Ngược lại, những đứa trẻ bị bị trầm cảm có nhiều khả năng bị béo phì.  

Ung thư

Trẻ bị béo phì khi còn nhỏ có thể có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư trong tương lai như: Ung thư vú, cổ tử cung, ung thư đại tàng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp, ung thư túi mật... Các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc chắn vì sao ung thư và béo phì có mối liên quan với nhau nhưng theo họ giảm cân có thể giảm được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. 

Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ