Không nên uống nước vào 4 thời điểm này trong ngày

Uống nước đúng thời điểm mới có lợi cho sức khỏe

Uống nước có giúp giảm triệu chứng cảm lạnh?

Uống nước cam không đúng cách trẻ dễ bị sỏi thận

Cho trẻ sơ sinh uống nước có thể khiến bé co giật, hôn mê?

Video: Lợi ích của việc uống nước chanh ấm vào buổi sáng

Uống nước nhiều ngay cả khi không khát

Khát là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần được bổ sung nước. Tuy nhiên, nếu liên tục uống nước ngay cả khi không khát rất có hại cho sức khỏe. Bởi lẽ, khi uống quá nhiều nước, mức natri trong máu sẽ bị hạ thấp bất thường gây nên chứng hạ natri máu. Nó có thể gây ra trạng thái buồn nôn, nôn, co giật và thậm chí dẫn đến hôn mê và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ.

Hạ natri máu khi không gây tử vong cũng có thể gây hại cho gan, thận, tim, hoặc tuyến yên.

Nước tiểu trong suốt, nhạt màu

Nước tiểu nhạt hoặc trong suốt báo hiệu bạn đã uống nhiều nước. Lúc này, nên cắt giảm lượng nước nạp vào cơ thể, không nên uống thêm nữa.

Bên cạnh đó, nước tiểu nhạt màu còn có thể là dấu hiệu của chứng đái tháo nhạt. Vì thế, nếu thấy tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều, nước tiểu nhạt... bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để nắm được rõ nhất tình trạng sức khỏe.

Trong bữa ăn

Uống 1 - 2 cốc nước trước khi ăn giúp ích rất nhiều trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ người đang muốn giảm cân. Uống nước trước khi ăn giúp bạn thấy no bụng nhanh hơn, nên sẽ ăn ít đi.

Tuy nhiên, uống nước trong khi ăn lại là một vấn đề đáng bàn. Uống nước trong khi ăn có thể gây ức chế hệ tiêu hóa và làm tăng đáng kể lượng insulin. Với người gặp vấn đề đường tiêu hóa hoặc bệnh đái tháo đường, hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Dạ dày có khả năng nhận biết thời điểm chúng ta ăn và ngay lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa. Nếu bắt đầu uống nước ngay lúc này đồng nghĩa với việc làm trôi đi các dịch vị vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, vì vậy sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh việc tăng lượng insulin, việc uống trong khi ăn có thể kéo theo việc tích trữ chất béo.

Tập luyện cường độ cao

Khi đang tập luyện cường độ cao hay thi đấu đối kháng trong thời gian dài, cơ thể dễ dàng bị mất điện giải, như kali và natri, thông qua mồ hôi. Lúc này, thay vì bổ sung nước lọc thông thường, bạn nên bổ sung đồ uống thể thao có đường hoặc các loại nước dinh dưỡng khác như nước dừa. Nước dừa giúp cân bằng điện giải và tăng năng lượng một cách tự nhiên vì chúng cung cấp nhiều kali, magne, natri và vitamin C mà không có quá nhiều calorie và chất xơ.

Nên uống nước khi nào?

Nếu lười uống nước, chỉ cần nhớ uống vào 4 thời điểm vàng giúp nước phát huy tác dụng tốt nhất dành cho sức khỏe: 1 cốc nước sau khi thức dậy, 1 cốc nước trước khi ăn 1 tiếng, 1 cốc nước trước và sau khi tắm, 1 cốc nước nhỏ trước khi ngủ.

Biết Tuốt H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp