- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Da đầu ngứa ngáy là tình trạng thường gặp trong mùa Hè
Bỏ túi 5 “bí kíp” làm đẹp từ chanh tươi
Bí quyết chăm sóc tóc trong mùa Hè
Đừng quên chống nắng cho những vị trí này trên cơ thể
Thành phần nguy hiểm trong kem trộn trắng da cấp tốc
Nguyên nhân gây ngứa ngáy da đầu thường gặp
Mái tóc và da đầu rất dễ bết dầu và mồ hôi trong thời tiết nắng nóng của mùa Hè. Trong một số trường hợp, tình trạng ngứa ngáy da đầu có thể cải thiện sau khi bạn gội đầu, làm sạch mái tóc. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau có thể khiến da đầu ngứa ngáy kéo dài:
- Gàu tóc: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngứa ngáy da đầu trong mùa Hè là do gàu. Mái tóc không vệ sinh, kết hợp với bã nhờn và mồ hôi trong mùa nóng là môi trường lý tưởng cho nấm men Malassezia globosa sinh sôi. Loại nấm men này phát triển quá mạnh trên da dầu khiến tế bào biểu bì chết nhanh hơn, tạo ra các vảy da bong tróc gây ngứa ngáy.
- Bệnh da liễu: Vảy nến da đầu, viêm da dị ứng với sản phẩm chăm sóc tóc có thể là nguyên nhân khiến da đầu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trong mùa Hè. Stress kéo dài hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến các vấn đề về da bùng phát, ảnh hưởng tới cả da đầu.
Tình trạng ngứa ngáy da đầu có thể do nhiễm chấy
- Chấy: Chấy là côn trùng nhỏ hút máu từ da đầu của con người. Trẻ em từ là đối tượng dễ bị chấy nhất, đồng thời có thể lây lan sang bố mẹ, người thân trong quá trình tiếp xúc gần hàng ngày.
- Mất cân bằng hormone: Da đầu của con người rất nhạy cảm với hormone androgen. Ở phụ nữ, hormone androgen tăng cao không những làm tăng tiết bã nhờn mà còn có thể gây rụng tóc.
Chăm sóc tóc như thế nào để giảm ngứa ngáy?
Việc khắc phục các nguyên nhân trên giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy da đầu. Tuy nhiên, vào mùa Hè, bạn cần các phương pháp chăm sóc tóc và da đầu thích hợp để kiểm soát dầu nhờn, mồ hôi và tế bào chết tích tụ trên da đầu.
Sử dụng dầu gội làm sạch hiệu quả
Với người bị gàu nặng trong mùa Hè, hãy đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được kê đơn các sản phẩm dầu gội có tác dụng trị gàu, chống nấm. Ngoài ra, bạn nên chọn dầu gội có độ pH ở khoảng 4,2-6,5, thích hợp nhất với da đầu. Dầu gội chứa lượng lớn xà phòng và độ kiềm cao có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên, gây khô và bong tróc da đầu.
Ngoài dầu gội, bạn còn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết do da đầu (hair scrub) để làm thông thoáng các nang tóc. Tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng sinh, kháng nấm có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây ra gàu.
Giữ vệ sinh mũ và dụng cụ chăm sóc tóc
Giữ tóc sạch là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa gàu và bụi bẩn tích tụ, gây ngứa ngáy da đầu. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ vệ sinh các dụng cụ liên quan đến mái tóc như lược chải, khăn lau tóc, vỏ gối, các loại mũ. Bạn nên hạn chế dùng chung các dụng cụ trên để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chấy với người khác.
Kiểm soát chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mái tóc. Những thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm và sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, dị ứng da đầu. Nếu bạn bị ngứa ngáy da đầu kèm rụng tóc, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn hàng ngày.
Dưỡng tóc với các sản phẩm tự nhiên
Chanh chứa acid citric có tác dụng giảm nấm, ngăn ngừa gàu tóc
Bạn có thể dưỡng tóc tại nhà với một số nguyên liệu dễ tìm, sẵn có sau đây:
- Nước cốt chanh: Trị gàu bằng chanh là một trong những phương pháp tự nhiên, hiệu quả bạn không thể bỏ qua. Sau khi đã làm ướt tóc với nước sạch, thoa nướt cốt chanh vừa đủ lên da đầu và tóc. Massage khoảng 10 – 15 phút, sau đó gội lại với dầu dội thông thường.
- Gel nha đam (lô hội): Nha đam có đặc tính kháng viêm, làm dịu da đầu hiệu quả. Bạn hãy lấy phần thịt của lá nha đam, sử dụng như mặt nạ ủ tóc trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.
- Tinh dầu tự nhiên: Một số sản phẩm dầu và tinh dầu oải hương, bạch đàn, hoa cúc La Mã, dầu dừa… có thể dùng để massage da đầu nhằm dưỡng tóc, giảm ngứa da đầu.
Bình luận của bạn