Chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Mùa hè, bố mẹ lơ là khiến con cảm lạnh
6 lời khuyên để trẻ luôn khỏe trong mùa hè
Chăm sóc trẻ tướt mọc răng như thế nào?
Mẹ cần biết - Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Mẹ cần biết về sự phát triển của bé 2 tuần tuổi
Cách duy nhất bé có thể giao tiếp với bạn đó là khóc
Sau khi chào đời, trẻ sẽ mất thời gian để làm quen dần với việc quan sát, lắng nghe cũng như bày tỏ cảm nhận về môi trường bên ngoài. Bạn sẽ rất khó phân biệt các biểu hiện khác nhau của trẻ như buồn ngủ hay đói. Cách duy nhất bé có thể giao tiếp với bạn đó là khóc, nhưng bạn hoàn toàn có thể giao tiếp với con qua giọng nói và cử chỉ. Bởi dần dần trẻ sẽ nhận ra giọng nói của bạn và nhận ra bạn trong số những người khác.
Thời điểm này bé rất thích được bế, vuốt ve, hôn, massage và đu đưa. Bé thậm chí còn có phản ứng lại bằng cách “ê a” khi nghe thấy giọng nói hoặc nhìn thấy khuôn mặt mẹ và có thể nhận ra mẹ trong đám đông.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Bé sơ sinh 2 tuần tuổi thường bú 8-12 lần trong 24 giờ
Chú ý khi cho bé bú: Khi bé đã được hai tuần tuổi, bé đã bắt đầu quen với sữa mẹ thì bé sẽ bú nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bạn cũng sẽ không còn gặp những triệu chứng đau, sưng núm vú hay ngực căng tức sữa nữa. Và đây cũng là thời gian, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để sữa cung cấp đủ dưỡng chất bé cần.
Dù có thể trong 2 tuần đầu, bé còn lạ lẫm vời việc bú mẹ, nhưng theo bản năng bé sẽ tự biết tìm tư thế thoải mái, thích hợp nhất khi bú mẹ. Bé sơ sinh 2 tuần tuổi thường bú 8 - 12 lần trong 24 giờ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bé sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi bé bú nhiều hơn thường lệ, đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé đang phát triển nhanh, chứ không phải do mẹ không đủ sữa cho bé.
Tắm nắng cho bé đúng cách: Tắm nắng rất tốt cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và kích hoạt da sản sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là calci và phospho. Tuy nhiên, thời gian thích hợp cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là trước 9h sáng, do vậy các mẹ cũng nên lưu ý chút nhé.
Sang tuần thứ 2 bé bắt đầu phát triển về chiều cao và cân nặng
Sự phát triển của chiều cao và cân nặng: Sang tuần thứ 2 này, bé sẽ đạt được cân nặng đã bị mất trong tuần đầu tiên (do bé thải phân su). Bé sẽ đạt trọng lượng lúc mới sinh khi được 2-3 tuần tuổi. Tuần này, mỗi ngày bé cần thay khoảng 5 chiếc bỉm và đi tiêu khoảng 3 lần/ngày. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ biết được bé có bú đủ sữa hay không.
Theo các chuyên gia về sức khoẻ và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp bản tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái 2 tuần tuổi đạt chuẩn: Chiều cao: trai: 44,9 – 52,0cm. Bé gái: 45,0 – 52,0cm; Cân nặng của bé trai: 2,23 – 3,79kg. Bé gái: 2,25 – 3,73kg.
Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ và đúng giấc với thời gian thích hợp theo từng giai đoạn phát triển tuần tuổi của con. Nếu ngủ không đủ giấc trẻ sơ sinh sẽ rất khó chịu hay quấy khóc bỏ bú… và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Sang tuần thứ 2, bé vẫn dành chủ yếu thời gian để ngủ, ít khi thức. Bé chỉ thức để ăn hoặc chơi một lúc. Mẹ sẽ nhận ra rằng khi bé buồn ngủ, chỉ cần quấn chặt bé hoặc ôm bé vào lòng, đu đưa nhẹ, bé sẽ chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Dù bé ngủ sau khi bú mẹ cũng là hiện tượng bình thường. Bé ngủ yên giấc cả ngày và đêm nếu được mẹ vỗ về cưng nựng.
Dạy bé phân biệt ngày và đêm: Mẹ nên bắt đầu tập cho bé biết phân biệt ngày và đêm, tránh tình trạng bé ngủ ngày, chơi đêm. Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt. Ví dụ như: Mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi… nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, mẹ có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon để hình thành thói quen, khi mẹ hát ru là đến giờ đi ngủ cho bé. Như vậy dần dần bé sẽ biết phân biệt ngày đêm và ổn định chu trình giấc ngủ của mình.
Mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con để giúp trí não bé phát triển tốt hơn
Mẹ hãy chơi cùng bé: Thời gian thức mỗi ngày của bé rất ít nên mẹ hãy tranh thủ lúc trẻ tỉnh táo mà nói chuyện với con, việc này sẽ giúp bé phát triển não bộ nhanh hơn. Ở tuần thứ 2 này, bé rất thích nhìn chằm chằm vào mặt mẹ, vì thế khi nói chuyện, mẹ nên dùng nhiều điệu bộ đáng yêu, ngữ điệu khác nhau để thu hút sự chú ý của bé, đồng thời, mẹ nên kề sát mặt với bé vì ở độ tuổi này, bé chỉ nhìn thấy được những vật thể nằm trong cự ly 20-30 cm.
Chăm sóc rốn: Rốn của trẻ sơ sinh là bộ phận cực kỳ quan trọng. Sau khi bé chào đời, bác sỹ sẽ cắt dây rốn cho bé, chừa lại phần cuống rốn. Bạn để ý sẽ thấy một vài tuần sau đó, cuống rốn sẽ rụng. Trong khi cuống rốn chưa rụng, khi tắm cho bé, mẹ nên đặc biệt chú ý đến rốn của bé. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn bé trong nước cho đến khi nó rụng và khô. Khi cuống rốn rụng hẳn bạn sẽ được nhìn thấy chiếc rốn xinh xắn của con yêu.
Do sức khỏe và hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên dễ mắc bệnh, mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khoẻ của bé:
Mẹ không nên tự ý làm "bác sỹ" tại nhà cho bé, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ
Theo ý kiến của các bác sỹ thì khi con ốm, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi cho con uống thuốc, mẹ nên. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống vì như vậy rất nguy hiểm. Theo dõi những phản ứng của con khi sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sỹ nếu như có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.
Dù cung cấp vitamin cho bé là rất quan trọng, tuy nhiên, các mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc bổ sung vitamin khi chưa có sự cho phép của các bác sỹ. Vì dư thừa vitamin cũng sẽ gây hại đến sức khỏe của bé.
Bình luận của bạn