Hoa nguyệt quế núi tuy đẹp nhưng có thể gây chết người
Củ sâm Ngọc Linh hơn 7 lạng, được ra giá hơn 400 triệu đồng
4 homestay ăn chơi độc đáo gần Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Chuẩn bị gì cho một chuyến leo núi an toàn và đáng nhớ?
10 thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe bạn nên ăn
Hoa nguyệt quế núi (mountain laurel)
Là một loại cây có độc tính thường được trồng làm cây cảnh ở Bắc Mỹ. Độc tố andromedotoxin có trong loại hoa này có thể gây hạ huyết áp, thậm chí tử vong.
Hoa nguyệt quế núi
Lê lư hoa trắng (veratrum)
Loại hoa này có hình dáng xoắn ốc tuyệt đẹp, hoa màu trắng, hình trái tim, thường được trồng để trang trí do lá của chúng rất đẹp. Tuy nhiên, từ cánh hoa, nhụy hoa và đến cả rễ cây đều có thể chết người. Lê lư hoa trắng có thể gây suy tim, kết hợp với một loạt các triệu chứng khác dẫn đến tử vong nếu ăn phải.
Lê lư hoa trắng
Cúc dại (ragwort)
Cúc dại nguy hiểm với các loại gia súc hơn là với con người. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị dị ứng với ragwort cũng có thể bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Hoa cúc dại ragwort
Mướp sát (Cerbera Odollom)
Cây hoa này còn được gọi là “cây tự tử” vì chất độc alkaloid có trong mướp sát có khả năng gây hại cho tim, dẫn đến tử vong.
Mướp sát
Hoa rum (Calla Lily)
Loại hoa này có thể gây kích ứng da, phát ban nếu tiếp xúc với chúng. Lá và củ của hoa rum có chứa chất độc calcium oxalate, ăn phải sẽ bị ngộ độc, gây ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc...
Hoa rum
Hoa sứ sa mạc (Adenium)
Cây hoa sứ sa mạc có nguồn gốc ở châu Phi, thường được trồng làm cây cảnh. Ở châu Phi, nhựa của hoa sứ còn được dùng để làm mũi tên độc để săn bắn. Liều nhỏ hoa sứ có thể gây buồn nôn, nôn mửa. Liều lượng lớn có thể gây đau tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hoa sứ sa mạc
Cây anh túc (papaver somniferum)
Cây anh túc thường được sử dụng để sản xuất thuốc phiện.
Cây anh túc
Tất cả các loài cây anh túc đều có chứa hóa chất gây độc cho hệ thần kinh và dễ gây tử vong.
Bình luận của bạn