Buồn nôn sau ăn - Cẩn trọng những bệnh nguy hiểm này!

Buồn nôn sau ăn không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh

6 nguyên nhân gây buồn nôn mà bạn không hề hay biết

Bà bầu buồn nôn kéo dài phải đi khám ngay

Coenzyme Q10 có gây buồn nôn, mất ngủ?

Mẹo trị cơn buồn nôn bằng trà, vitamin và tinh dầu

Bệnh túi mật mạn tính

Buồn nôn và ói mửa là có liên quan đến vấn đề về túi mât. Buồn nôn sau ăn có liên quan đặc biệt đến bệnh viêm túi mật mạn tính hoặc các bệnh về túi mật khác. Bạn có thể phải chịu cảm giác không thoải mái, đầy hơi và tiêu chảy. Viêm túi mật cấp tính và sỏi mật là nguyên nhân dẫn đến 90% trường hợp, theo báo cáo của MedlinePlus. Qua thời gian, những cơn đau cấp tính gây ra do sự co lại và dày lên của túi mật ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng chức năng gây buồn nôn.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (GERD) là một nguyên nhân khác khiến bạn buồn nôn sau ăn. GERD là trình trạng mà thức ăn hoặc chất lỏng tiêu hóa trong dạ dày di chuyển lại lên thực quản. Ngoài buồn nôn, trào ngược dạ dày cũng gây ra các triệu chứng khác như ợ nóng, đau họng và ho. Ngoài ra, nó có thể gây ra vị chua trong miệng. Đi nằm ngay sau khi ăn cũng có thể làm trào ngược dạ dày thêm trầm trọng. Thực phẩm có thể gây ra GERD bao gồm cà chua, các trái cây họ cam quýt, thức ăn nhiều chất béo, hành tây, chocolate và các thức ăn có mùi bạc hà.

Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn, chứa hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu hay thực phẩm ôi thiu đều có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, ói mửa, sốt và tiêu chảy. Những triệu chứng này xuất hiện trong khoảng 30 phút cho đến vài ngày sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Nếu gặp phải những tình trạng trên, tốt nhất bạn nên đi khám. Điều trị sỏi mật thường đòi hỏi phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Mặc dù các trường hợp nhẹ có thể tự giải quyết, một vài trường hợp ngộ độc thực phẩm cần phải nhập viện ngay. Nếu bạn bị buồn nôn kèm tiêu chảy ra máu, sốt cao liên tục thì nên đi cấp cứu ngay. 

Để phòng tránh trào ngược dạ dày, bệnh túi mật hay các vấn đề sức khỏe khác, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Ngân Giang H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp