Nước ép trái cây - "thủ phạm" gây béo phì

Điều này sẽ gây hoang mang, cho đến khi bạn đọc được một số nghiên cứu ca bệnh tại phòng khám béo phì nhi khoa của Lustig tại San Francisco. Một bệnh nhân 8 tuổi đã bị huyết áp cao do thói quen uống 3 cốc nước ép trái cây mỗi ngày. Một cậu bé La-tinh 6 tuổi đến phòng khám nặng 45kg, bề ngang của cậu còn lớn hơn cả chiều cao của cậu. Mẹ của cậu bé, một người nông dân nghèo, đã cho cậu bé uống 3,8 lít nước ép trái cây mỗi ngày vì một chương trình phúc lợi của chính phủ đã cung cấp cho họ nước ép trái cây miễn phí.


Rõ ràng, phần lớn chúng ta không thích uống 3,8 lít nước ép trái cây mỗi ngày. Nhưng những phần nhỏ nước ép trái cây thì chúng ta vẫn uống. Trong hơn 30 năm, việc sử dụng fructose - loại đường có trong nước ép trái cây - đã tăng gấp đôi. Nước ép trái cây không được xem như thứ mà bạn có thể dập tắt cơn khát; nó giống một mũi tiêm vitamin hơn. Cuốn sách từ những năm 1920 về việc nuôi dưỡng trẻ của L.Emmett Holt cho rằng bạn chỉ nên cho trẻ mới biết đi uống 1-4 thìa nhỏ (15-60ml) nước cam tươi hoặc nước đào tươi. So sánh điều này với hộp nước trái cây 200ml dành cho trẻ em ngày nay, có chứa khoảng 17g đường, tương đương với hơn 4 thìa nhỏ.

Vấn đề lớn nhất với nước ép trái cây là thiếu chất xơ. Khi bạn ăn táo nguyên quả, đường là "khá cân bằng" với chất xơ, giúp gan có cơ hội chuyển hóa hoàn toàn những gì bên trong. Khi bạn uống 0,5 lít nước ép táo, nó sẽ mang rất nhiều năng lượng thẳng vào gan. Bạn chỉ nên dùng nước ép trái cây trong bữa sáng, với 1/3 nước pha vào nước ép trái cây.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp