Tránh "bão" Zika: Mẹ bầu không nên đi Khánh Hòa và TP.HCM!

Mẹ bầu không nên đi du lịch đến vùng có dịch Zika ăn não người

Infographic: Mẹ bầu cần làm gì để phòng chống Zika?

Phát hiện muỗi truyền virus Zika ở sân bay quốc tế Đà Nẵng

Vũ khí đuổi muỗi nào hiệu quả trong cuộc chiến với virus Zika?

Tự chế bẫy quét sạch muỗi mang mầm virus Zika

Con đường lây truyền chủ yếu của virus Zika là qua muỗi Aedes. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm virus Zika là tránh bị muỗi đốt, mọi người, nhất là các bà bầu nên:

- Nằm màn, chống muỗi đốt cả ngày lẫn đêm

- Nên đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà. 

- Sử dụng các loại thuốc xua muỗi để thoa lên vùng da hở hoặc bôi lên quần áo.

- Nên mặc quần áo che phủ hầu hết bộ phận cơ thể.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ. 

- Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.

Nếu đã nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm bệnh thì nên đi siêu âm, chẩn đoán sàng lọc trước sinh theo đúng lịch.

Không nên quá lo lắng: Không phải thai phụ nào nhiễm Zika cũng gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Tại Brazil, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc Zika có con bị hội chứng đầu nhỏ chỉ dưới 10%. Vì vậy, phụ nữ có thai bị nhiễm virus Zika không nên quá lo lắng mà cần theo dõi và điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Mẹ bầu dương tính với virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai 2 tuần/lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Biện pháp hỗ trợ điều trị: Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Cần thận trọng khi dùng aspirin hay corticoid lúc chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue. Nên thăm khám bác sỹ ngay để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thu Hà H+ (Theo CDC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ