- Chuyên đề:
- Sức khỏe và du lịch
Ở một số bãi biển, du khách được cảnh báo về sự tấn công của loài sứa
Cảnh báo ngộ độc sứa biển trong mùa hè
Không nên cho trẻ em ăn sứa biển
Cho trẻ đi biển cần lưu ý những gì?
Mẹo phục hồi da cháy nắng sau đi biển
Nguy hại khi bị sứa cắn
Sứa có thể gặp ở nhiều vùng biển, chúng phát triển vào mùa hè - đúng mùa du lịch biển. Cho nên khi đi dọc bờ biển, tắm biển mọi người cần phải lưu ý.
Theo bác sỹ Nguyễn Hồng Phong, khoa Nhi, BV Bạch Mai: "Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải con người sẽ bị dị ứng. Độc tố của sứa biển thưởng tập trung ở các xúc tu. Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, trẻ chỉ có phản ứng ngoài da như mẩn đỏ, ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng. Tuy nhiên có một số trẻ bị sứa cắn có thể bị tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, đau họng, huyết áp tụt. Với những trường hợp này cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để chống sốc phản vệ".
Khi bị sứa cắn, nhiều người sẽ bị nổi mẩn, sưng tấy
Làm gì khi trẻ bị sứa biển cắn
Khi trẻ bị sứa cắn, cha mẹ cần nhanh chóng trấn an trẻ để trẻ không sợ hãi và hạn chế cử động vùng bị thương và nhanh chóng làm các bước sau đây nhé:
Nhanh chóng rửa sạch vết thương: Bạn có thể dội ngay nước biển hoặc nước muối đậm đặc vào vị trí bị sứa đốt, như vậy sẽ nhanh chóng làm sạch các tết bào phóng độc. Tuyệt đối không được sử dụng nước ngọt để rửa sạch vết sứa đốt vì nước ngọt là chất kích thích những tế bào chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, như vậy vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm.
Đeo găng tay hoặc túi nilon để sơ cứu: Nếu trên da của trẻ còn sót lại các xúc tu hay phần cơ thể của sứa thì cha mẹ cần nhanh chóng loại bỏ để tránh độc tố lây lan. Khi sơ cứu cho trẻ cha mẹ cần đeo găng tay hay dùng túi nilon để tránh bản thân mình bị thương bởi những các xúc tu của sứa còn bám trên người trẻ.
Trung hòa các độc tố trên vết thương: Khi trẻ bị sứa cắn cha mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để trung hòa các độc tố trên vết thương
- Dùng giấm ăn: Khi thoa giấm vào vùng da bị sứa cắn sẽ giúp giảm đau và ngăn chặn độc tố lan tỏa. Khi trẻ bị sứa cắn, cha mẹ có thể dùng giấm bôi lết vết sứa cắn. Trường hợp không có sẵn giấm thì có thể dùng chanh chà vào vết thương cũng cho kết quả tương tự. Chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy và không cho nọc độc sứa lan rộng. Nếu trẻ bị sứa đốt vẫn còn đau nhức thì có thể cho trẻ uống thêm aspirin.
- Hoa muống biển: Ngoài giấm ăn, cha mẹ có thể trị sứa cắn cho trẻ bằng cây muống biển. Sau khi loại bỏ các xúc tu còn găm trên da của sứa, hái vài lá muống biển, nhai nát rồi đắp vào phần da tiếp xúc với sứa, vùng da tổn thương sẽ lành rất nhanh.
Muống biển có thể được dùng để trị sứa cắn
Chườm đá lên vết thương: Cha mẹ có thể giảm đau cho trẻ, làm vết sứa cắn bớt sưng tấy, ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng bằng cách chườm đá lên vùng da bị thương.
Đưa đi cấp cứu kịp thời: Sau khi tiến hành các phương pháp xử lý tạm thời cần để trẻ bị sứa cắn nghỉ ngơi và theo dõi trong vòng 8 tiếng nếu như vẫn còn đau hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Lưu ý đối với các tổn thương do sứa cắn cần phải được hạn chế cử động, tránh va chạm vào vùng bị thương.
Sau khi vùng bị đốt đã khô, và được làm sạch độc tố. Các bác sỹ sẽ tiến hành các chăm sóc y tế đặc hiệu cho các tổn thương do sứa cắn như dùng liệu pháp cordicosteroid, antihitmine cục bộ hoặc bôi kem gây tê 4h một lần trong vài ngày.
Bình luận của bạn