- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tăng cân quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé
60% phụ nữ mang thai không biết bị hẹp van tim
Quan niệm sai lầm: Mẹ mang thai ăn gì con ăn nấy!
Mang thai hộ lần đầu có quy định pháp lý
Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai?
Theo Nghiên cứu của Viện Y học Mỹ, người phụ nữ nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong thời kỳ mang thai. Tăng cân nhiều quá trong khi mang thai dễ tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, huyết áp, dễ dẫn đến chứng tiền sản giật. Đặc biệt, việc mẹ tăng cân nhiều sẽ dẫn đến việc em bé có cân nặng lớn hơn trung bình, dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, từ đó gia tăng nguy cơ tử vong cho bé khi ở trong bụng mẹ.
Thai nhi lớn khiến quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, từ đó dễ bị vỡ tử cung. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong. Bên cạnh đó, những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ calci huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não.
Do đó, theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ thì các bà mẹ chỉ nên tăng 11 – 16 kg nếu trước đó cân nặng của họ trong giới hạn bình thường. Mức tăng 13 - 18 kg nếu các bà mẹ bị nhẹ cân, 7 – 11 kg nếu bị thừa cân và 5 - 9 kg nếu bị béo phì.
Để không bị tăng cân quá mức khi mang thai, thai phụ nên cắt giảm đồ ăn vặt. Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng tăng lên nhanh chóng mà lại không có nhiều calo cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Thay vì ăn 3 bữa chính, thai phụ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cũng ít đi. Trong bữa ăn hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Điều đó giúp thai phụ kiềm chế ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.
Đặc biệt, cần uống đủ nước mỗi ngày. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp người mẹ ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hơn nữa thai phụ cũng nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu… Vận động thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân.
Bình luận của bạn