Trẻ biếng ăn luôn là nỗi lo sợ của mỗi ông bố bà mẹ
Sai lầm khi dùng kháng sinh cho trẻ
Bảo vệ trẻ trước trò chơi bạo lực
Làm gì khi trẻ biếng ăn?
Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn: Đừng nôn nóng, máy móc!
1. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học
Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, các mẹ nên thiết lập cho bé một thói quen ăn uống khoa học, cho bé ăn một ngày 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ). Các bữa ăn chính và bữa ăn phụ được sắp xếp xen kẽ vào một giờ nhất định, kèm theo đó cũng nên có các bữa ăn vặt. Các bữa ăn vặt nên trước bữa ăn khoảng 2 tiếng, với các loại trái cây, nước trái cây, sữa xen kẽ đều với các bữa ăn chính.
2. Kích thích vị giác với những món ăn được trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc
Để bé thích thú ngồi vào bàn ăn, các mẹ hãy hoạt náo bàn ăn với những món ăn được trang trí thật ngộ nghĩnh và sinh động như tạo thành hình các con vật, nhân vật hoạt hình, hình đồ chơi, búp bê…để bé hứng thú ăn hơn.
Ví dụ, các mẹ có thể vẽ thêm hình mặt cười lên phần cơm hoặc thức ăn của bé, cắt tỉa những hình con vật ngộ nghĩnh từ rau, củ quả để trẻ thích ăn hơn hoặc lựa chọn một vài bộ khuôn là những hình mà bé thích để làm thành những món cơm nắm cho bé.
Tạo hình các con vật, nhân vật hoạt hình, hình đồ chơi, búp bê…để bé hứng thú ăn hơn
3. Cho trẻ được đóng vai “Bà nội trợ”
Không có gì hay hơn việc dụ trẻ cùng đi shopping và gợi ý cho bé chọn thực phẩm hoặc món rau mà bé thích. Sau đó, các mẹ hãy chế biến theo khẩu vị của bé. Chắc chắn trẻ sẽ vui vì được cha mẹ nuông chiều. Các mẹ cũng có thể cho các con cùng tham gia vào việc cùng nấu ăn, hướng dẫn cho bé biết cách nhận biết những loại thực phẩm hoặc nói cho bé hiểu tác dụng của chất dinh dưỡng trong từng món ăn.
4. Mẹ hãy đa dạng các món ăn cho bé
Các mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ hơn. Đây là cách đa dạng thức ăn, giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho bé từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, để trẻ sẽ không rơi vào tình trạng thiếu chất này hoặc thừa chất kia, cũng có thể thay món cơm đơn thuần thành món cơm nắm để trẻ dễ ăn hơn.
5. Nguyên tắc 'mackeno'
'Mackeno' chính là 'Mặc kệ nó'. Nếu bé không đói, các mẹ đừng cố ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không cho tiền để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được "yêu sách" trước mỗi bữa ăn.
Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.
Nếu bé phản ứng dữ dội, mẹ hãy dừng lại, cho bé nghỉ khoảng 2 - 3 phút, nhưng không phá vỡ toàn bộ bữa ăn. Sau một khoảng thời gian để cho bé nghỉ ngơi, mẹ tiếp tục từ tốn cho bé ăn.
6. Không nên kéo dài thời gian ăn của bé quá lâu
Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 - 30 phút. Ngay cả khi bé chưa ăn đủ lượng, mẹ có thể khéo léo cho bé ăn bù vào bữa sau chứ không nên cố gắng ép trẻ ăn thật lâu, thật nhiều trong một bữa. Vì như vậy, trẻ sẽ rất dễ bị ác cảm với thức ăn, dần hình thành phản xạ lảng tránh bữa ăn.
7. Nguyên tắc "3 không" khi ăn
"3 không" bao gồm: không tivi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc "3 không" cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: “Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem tivi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen”.
Vừa ăn vừa em tivi hoặc chơi đồ chơi có thể làm trẻ mất tập trung và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
8. Để trẻ tự bốc thức ăn
Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, các mẹ hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, mẹ hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn hơn là để trước mặt bé một bát cháo hay một bát cơm.
9. Để trẻ thật tập trung khi ăn
Trong lúc bé ăn, các mẹ nên giảm mọi tiếng ồn hoặc những thứ chuyển động xung quanh để trẻ tập trung hơn vào bữa ăn. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống. Điều này không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
10. Khích lệ tinh thần mỗi khi bé hoàn thành bữa ăn
Sau mỗi lần bé ăn ngoan, mẹ có thể khen ngợi bé và khuyến khích bé tiếp tục ăn. Mẹ cũng có thể cho bé một phần thưởng sau khi kết thúc bữa ăn nhưng đừng tạo thành thói quen cho trẻ. Đơn giản chỉ là một câu khen ngợi, một lời động viên, một miếng dán bé ngoan cũng có thể trở thành niềm vui trong bữa ăn của trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm TPCN có tác dụng trong việc kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon. Điển hình như sản phẩm Kidsmune, Vegeplus, Ăn ngon ngủ ngon APP, Ăn ngủ ngon Nguyên Sinh.
Lưu ý: Những sản phẩm này là TPCN, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bình luận của bạn