Trẻ khóc mãi không nín: 10 cách giúp xoa dịu trẻ

Trẻ khóc mãi không nín có thể do bé đang bị khó chịu

Những nguyên tắc chăm sóc trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc

Trẻ tức tối, cáu giận: Phải làm gì?

Trẻ khóc ăn vạ, ngưng thở có chừng!

1001 lý do trẻ khóc đêm

1. Quấn bé

Đôi khi, được quấn trong khăn/chăn thoải mái là tất cả những gì bé cần. Em bé mơi sinh cần cảm giác ấm áp giống như khi bé còn nằm bên trong tử cung của mẹ.

2. Ôm trong lòng và hát

Ôm bé trong vòng tay, vừa đung đưa nhè nhẹ vừa hát. Hành động này sẽ an ủi bé, nghe thấy giọng nói của mẹ cũng giúp xoa dịu bé. Hãy nhớ, đừng lắc bé quá mạnh!

Khi trẻ khóc mãi không nín: Hãy ôm bé vào lòng và đung đưa nhè nhẹ

Đừng lo lắng nếu bạn không phải là ca sỹ giỏi nhất, con bạn không quan tâm đâu, vì với bé, bạn là người hát hay nhất. Thậm chí, bạn có thể nói chuyện với bé bằng giọng nhẹ nhàng. Nghe thấy giọng nói nhịp nhàng của mẹ sẽ giúp bé bình tĩnh lại. Một cách khác bạn có thể làm là chơi một số nhạc cụ nhẹ nhàng, êm dịu với âm lượng thấp. 

3. Thì thầm vào tai bé

Quấn bé trong khăn rồi ôm bé trong vòng tay của bạn. Bây giờ, bạn hãy thì thầm vào tai bé sẽ giúp bé ngừng khóc. Lời thì thầm sẽ giúp bé bình tĩnh lại, cho bé cảm giác bé vẫn còn trong bụng mẹ.

4. Tình yêu của bố

Đôi khi tất cả những gì em bé thực sự muốn là tình yêu của bố, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé lập tức nín khóc. 

Đừng chán nản khi bạn không giúp bé bình tĩnh lại. Thay nhau chăm sóc bé vừa tốt cho bé, vừa tốt cho cả bạn nữa. Khi bố đang chăm sóc bé, bạn hãy nghỉ ngơi và thư giãn. 

5. Đi ô tô

Việc di chuyển đều đặn trong xe ô tô rất giống với cảm giác của thai nhi trong bụng mẹ. Đi xe nhanh có thể giúp bé bình tĩnh lại, nhưng hãy nhớ đặt bé vào ghế, thắt dây an toàn trước khi lái xe. 

6. Địu bé

Trẻ thích được gần gũi với trái tim của mẹ. Lắng nghe nhịp tim của mẹ giúp làm dịu bé, bé sẽ cảm thấy có mối liên kết mật thiết với mẹ. Nhịp đập trái tim của mẹ cũng là âm thanh mà bé đã nghe được trong suốt 9 tháng 10 ngày vừa qua. 

7. Massage và tắm

Hãy thử massage và tắm cho bé để giúp bé nín khóc. Xoa bóp nhè nhẹ trên cơ thể bé cũng giúp bé thư giãn. Thông thường, khi bé phát triển đến một mốc quan trọng nào đó, như ngồi, bò, đi, cơ bắp của bé có thể bị đau mỏi. 

Massage cho trẻ sau đó tắm trong bồn tắm nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và giảm đau cơ. Chải tóc sau khi tắm bằng bàn chải mềm cũng có thể khiến bé buồn ngủ. 

8. Đặt bé vào ghế rung, võng đưa (Baby Swing)

Nếu bạn có ghế rung, hãy thử đặt bé vào đó để giúp bé bình tĩnh lại. Chuyển động nhẹ nhàng và âm thanh nhẹ có thể làm dịu bé, thậm chí bé có thể ngủ thiếp đi. 

9. Làm xao nhãng bé

Khi trẻ không ngừng khóc, hãy cho bé thấy điều gì đó mới mẻ để làm xao nhãng bé. Có thể là một món đồ chơi mới, một âm thanh mới, một con vật cưng hoặc một vật gì đó tuy cũ nhưng có cách chơi mới... Làm bé mất tập trung sẽ khiến bé quên mất lý do tại sao bé khóc. 

10. Một vài cách khác

Bật máy sấy tóc của bạn - âm thanh của máy sấy tóc có thể khiến bé thích thú và bình tĩnh lại. 

Bật máy hút bụi - âm thanh chói tai của máy hút bụi có thể giúp bé nín khóc.

Bế bé ra ngoài - không khí trong lành và tiếng chim hót có thể khiến bé thích thú. 

Khóc là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của một đứa trẻ. Tin vui là sau 3 tháng, trẻ sẽ ít khóc hơn. Lúc này, bạn có thể cũng sẽ biết được lý do tại sao bé khóc. 

Mặc dù không có phương pháp duy nhất nào có tác dụng xoa dịu bé, nhưng sau một khoảng thời gian, bạn sẽ biết được cách nào hiệu quả nhất giúp bé nín khóc. Một khi bạn đã phát hiện ra, hãy áp dụng ngay. Thay đổi phương pháp của bạn sau mỗi 5 phút sẽ chỉ làm cho cả bạn và bé căng thẳng và lo lắng hơn nếu không hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn đang thì thầm vào tai bé, hãy thì thầm liên tục trong ít nhất 5 - 7 phút, trước khi bạn thay đổi phương pháp khác. 

Điều quan trọng cần nhớ là bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn thấy bực mình, bé sẽ cảm thấy không thoải mái và không thể bình tĩnh lại. Nếu bạn bị mất bình tĩnh, hãy nhờ người nhà chăm sóc bé. 

Nếu không có cách nào có thể xoa dịu bé, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sỹ nhi bởi biết đâu bé đang bị đau hoặc bị nhiễm trùng. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ