Trẻ sống trên cao có nhiều nguy cơ bị đột tử

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh vẫn còn nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học

Học cách cứu bé sơ sinh khỏi hội chứng đột tử SIDS

Nguyên nhân không ngờ gây đột tử

Mỡ máu và nỗi ám ảnh đột tử do nhồi máu cơ tim

Bệnh cơ tim giãn và nguy cơ đột tử

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh là thuật ngữ mô tả những trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị tử vong nhưng không xác định được nguyên nhân chính xác sau khi điều tra, khám nghiệm tử thi hoặc rà soát bệnh sử của trẻ. SIDS có thể xảy ra mà không hề có bất cứ dấu hiệu nào báo trước và thực sự là một thảm hoạ cho các gia đình.

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh là nguyên nhân của khoảng 3.500 trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh Mỹ mỗi năm. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba của trẻ sơ sinh ở Mỹ.

Một trong những nguyên nhân gây đột tử trẻ sơ sinh là môi trường ngủ không an toàn. Chẳng hạn, theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Pediatrics năm 2014, việc cho trẻ sơ sinh ngủ chung với người lớn cũng làm tăng nguy cơ bị SIDS.

Trong nghiên cứu mới, TS.BS David Katz – chuyên khoa tim, Đại học Y khoa Colorado (Mỹ) đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu dưỡng khí, cụ thể là oxy, cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây SIDS.

Tình trạng thiếu dưỡng khí thường xảy ra ở trên cao – nơi có mức độ oxy thấp.

Để đánh giá thêm các liên kết giữa nguy cơ SIDS với độ cao, TS. Katz và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 393.216 trẻ sơ sinh tại Colorado. Họ xác định độ cao bằng cách mã hóa các địa chỉ cư trú của cha mẹ. Cụ thể, có khoảng 79,6% trẻ sống ở độ cao dưới 6.000ft (1.828,8m), 18,5% trẻ sống ở độ cao 6.000 – 8.000ft và 1,9% trẻ sống ở độ cao 8.000ft (2.438,4m) trở lên.

Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh sống cách mặt đất khoảng 8000ft có nguy cơ bị SIDS cao gấp 2,3 lần so với những trẻ sống ở độ cao dưới 6.000ft.

Kết quả này vẫn đúng khi các nhà nghiên cứu xét đến các yếu tố nguy cơ khác như tuổi cha mẹ, chủng tộc, tình trạng giáo dục – kinh tế - xã hội, tuổi của trẻ, tình trạng bú sữa mẹ và mức độ phơi nhiễm với khói thuốc.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Pediatrics của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.

Kim Chi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ