- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Thời gian thay tã quá lâu, có thể dẫn tới hăm ở trẻ
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đơn giản với dầu mè
Những thực phẩm quen thuộc bố vô tình... hại con
Hăm tã mùa hè và những điều mẹ nên biết
Tại sao chữa hăm cho trẻ sơ sinh không được dùng phấn rôm?
1. Trị hăm tã bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Dùng lá trầu không trị hăm cho bé rất hiệu quả.
Lá trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên
Cách làm: Lấy một nắm lá trầu không khoảng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Sau đó cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi bắc ra để nguội. Tiếp theo, các mẹ lấy nước lá trầu không pha rửa dần cho con sau mỗi lần vệ sinh xong. Kiên trì 3 - 4 ngày con sẽ đỡ. Nước lá trầu không đun xong có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng dần trong ngày.
2. Trị hăm bằng lá khế
Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy dùng lá khế chữa hăm cho bé rất hiệu quả và an toàn các mẹ nhé.
Lá khế có tính mát và sát khuẩn tốt
Cách làm: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Sau đó, rửa cho con sau mỗi lần con thay tã để giảm thiểu những vùng hăm.
3. Lá chè xanh
Lá chè xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng lá chè xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn. Dùng lá chè xanh vài ngày, tình trạng hăm của bé sẽ giảm đáng kể.
Lá chè xanh có chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da
Cách dùng: Dùng một nắm lá chè xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun và dụng cụ rửa cho con đều phải sạch. Rửa nhẹ nhàng cho con ở vùng da bị hăm sau đó lau khô. Ngày rửa 3 - 4 lần, nước lá chè xanh có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong ngày.
4. Cây mã đề
Cây mã đề cũng rất mát và có chứa kháng sinh tự nhiên, giúp chữa hăm cho bé rất hiệu quả mà việc thực hiện vô cùng đơn giản.
Mã đề làm dịu và giúp những vùng da hăm nhanh hồi phục
Cách dùng: Lấy một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra. Ngày làm 2 - 3 lần, con sẽ nhanh khỏi.
5. Dầu dừa
Dầu dừa có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp chống lại quá trình oxy hóa, có tác dụng trong việc trị nứt gót chân, chàm, viêm da. Trong đó dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, có tác dụng giảm ngứa, đau hay bong da ở trẻ sơ sinh, giúp giảm ngứa và khó chịu ở phần da hăm.
Tinh chất dầu dừa nguyên chất
Cách dùng: Sử dụng dầu dừa nguyên chất. Sau khi tắm sạch cho con bằng nước ấm thì lau khô người con, rồi thoa dầu dừa vào vùng da bị hăm. Sau 15 phút, mẹ rửa lại bằng nước ấm cho con rồi dùng khăn mềm thấm khô cho con.
5. Cỏ roi ngựa
Cây cỏ roi ngựa
Cách dùng: Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút, rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần, sau vài hôm tình trạng hăm tã của con sẽ được cải thiện đáng kể.
Bình luận của bạn