Hơn 2 vạn người cấp cứu vì TPCN

Gặp nhiều nguy hiểm khi lạm dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thực phẩm chức năng giả...

Hàng chục nghìn ca cấp cứu mỗi năm do TPCN kém chất lượng

Thiếu vitamin B12, có nên bổ sung bằng TPCN?

TPCN: Doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật hại người, hại mình

TPCN xách tay - "hàng cấm", rủi ro thì ráng chịu

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (FDA) ước tính rằng, trên toàn nước Mỹ, mỗi năm có 23.000 ca cấp cứu với nguyên nhân là do lạm dụng thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bổ sung cũng như các loại thực phẩm chức năng giả, nhái gây ra.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu được từ 63 bệnh viện tại Mỹ trong 10 năm qua và phát hiện ra phần lớn trường hợp cấp cứu do TPCN là người trưởng thành từ 20 – 34 tuổi. Trong đó, thực phẩm chức năng giảm cân là thủ phạm chính, dẫn đến hơn một nửa ca cấp cứu mỗi năm ở lứa tuổi này với các triệu chứng liên quan tới tim mạch: Đánh trống ngực, đau tim, rối loạn nhịp tim… Lý do chủ yếu là vì các sản phẩm bị nhiễm độc, ẩn giấu thành phần không được cho phép hoặc có chứa hoạt chất sử dụng trong tân dược khiến người dùng dễ bị ngộ độc, dị ứng… Chính vì vậy, phụ nữ là nhóm thường xuyên phải nhập viện do sử dụng TPCN thường xuyên nhưng sai loại hoặc sai cách.

Bên cạnh đó, có tới 3.700 trẻ em, người già bị cấp cứu do xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng TPCN.

Người cao tuổi (trên 65 tuổi) là nhóm có khả năng phải nhập viện sau khi uống TPCN cao. Bên cạnh việc phản ứng với các thành phần có trong TPCN, họ còn dễ bị hóc, nghẹn dẫn đến nghẹt thở vì kích thước viên TPCN quá lớn. TPCN bổ sung calci là thủ phạm thường xuyên nhất của tình trạng này. Theo các chuyên gia sức khỏe, FDA đã quy định giới hạn kích thước cho các sản phẩm dược phẩm, nhưng điều đó lại không áp dụng đối với các loại TPCN.

Trẻ em cũng là đối tượng thường phải nhập viện trong tình trạng hóc, nghẹn khi uống TPCN, nhất là các loại bổ sung vitamin (chiếm 1 trong 5 ca cấp cứu do TPCN).

Trước tình hình này, FDA khuyến cáo mỗi người cần phải tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế cách sử dụng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung. Không nên phụ thuộc vào TPCN để nâng cao sức khỏe, giảm cân hay bồi bổ. Nên kết hợp sử dụng TPCN với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

Biết Tuốt H+ (Theo Webmd/Consumer)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng