Làm gì khi ông nói "gà", bà tưởng "vịt"?

Lãng tai tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người già

Liệu pháp thiên nhiên: Giải pháp mới cho ù tai, suy giảm thính lực

Mỗi năm 360 triệu người mất thính lực do tiếng ồn

Ngoáy tai - Thói quen xấu làm hại đôi tai

Những điều cần biết để bảo vệ đôi tai của bạn

Chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức

Thời gian gần đây, ông Trần Đức Hòa (60 tuổi, Hà Nội) thường hay xao lãng khi nói chuyện với người nhà. Nhiều lần, các con các cháu hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông mà ông cũng chẳng trả lời đến một câu. Đặc biệt, trong bữa cơm, ông Hòa bật tiếng tivi rất to, nhiều lần các con có tế nhị ý chỉ ông để nhỏ tiếng xuống thì ông lại đâm ra cáu gắt: "Mày kêu bố bật nhỏ đi thì bố làm sao mà nghe thấy gì?". 

Theo các bác sỹ, ông Hòa đang mắc phải chứng lãng tai. Đây là tình trạng giảm hoặc mất cảm nhận âm thanh ở cơ quan thính giác, thường xảy ra với người cao tuổi. Tai người gồm 3 bộ phận chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm có vành tai, ống tai và mặt ngoài màng nhĩ. Tai giữa gồm có mặt trong màng nhĩ, chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ và đầu cuối của vòi nhĩ. Tai trong gồm có ốc tai, tiền đình.

Khi bước sang tuổi 50, màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương nằm trong tai giữa bị calci hóa, trở nên xốp, khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực và không thể phục hồi.

Bên cạnh việc màng nhĩ bị xơ hóa do tuổi tác thì những viêm nhiễm ở tai, tiếng ồn, sau sử dụng một số thuốc độc với thính giác (salicylate, quinine, kháng sinh nhóm aminosid), di truyền, sau chấn thương vật lý, dị vật, dị tật… cũng có thể khiến con người bị suy giảm thính lực.

Nhiều người cho rằng đây là bệnh tuổi già nên lãng tai chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Suy giảm thính lực ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi chẳng hạn như xem tivi, nghe người khác nói chuyện... Đặc biệt, những người đối thoại với họ phải nhắc đi nhắc lại khi giao tiếp nên dễ nản lòng, ít muốn trò chuyện. Từ đó, người già sẽ có cảm giác bị cô lập, dẫn đến trầm cảm, bi quan, xa lánh mọi người. Việc cải thiện khả năng nghe cho người cao tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của họ.

Người già bị lãng tai dễ bị trầm cảm, bi quan

Giúp đỡ người bị lãng tai như thế nào?

Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân sinh lý, hiện tượng lãng tai ở người cao tuổi còn liên quan đến việc ăn uống không hợp lý. Vì vậy nếu biết sớm và chú ý điều chỉnh ăn uống có thể làm chậm quá trình suy giảm thính lực. Những loại thức ăn tốt cho thính lực bao gồm:

Chất kẽm: Kẽm vô cùng quan trọng đối với thính lực. Ngoài 50 tuổi, hàm lượng kẽm giảm rõ rệt, làm cho hoạt động chức năng của ốc tai bị suy yếu. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn nhiều cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản vì đây là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm.

Chất sắt: Có tác dụng làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, giúp tai được cung cấp đủ máu, từ đó làm chậm lại tình trạng giảm thính lực. Các thức ăn giàu chất sắt gồm có: Mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt...

Vitamin D: Cũng ảnh hưởng đến thính lực của người cao tuổi. Các loại nấm và mộc nhĩ trắng, gan cá biển, gia cầm, gia súc và trứng chứa nhiều vitamin D. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần nên ra nắng vào sáng sớm để cơ thể có thể tổng hợp vitamin D. 

Bổ sung thực phẩm chức năng: Người thân có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng có thành phần từ các loại thảo dược có tác dụng hành huyết, hoạt huyết, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi.

Trong điều trị, các bác sỹ có thể dùng corticoid tiêm xuyên nhĩ cho người mới bị suy giảm thính lực. Đối với những trường hợp lão thính đã kéo dài, có thể sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ nghe cho người cao tuổi. Tuy nhiên, để lựa chọn một máy trợ thính thích hợp, người cao tuổi cần được khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm đo sức nghe.

Hiện tượng giảm thính lực thường xảy ra rất chậm, không đi kèm theo triệu chứng như các bệnh khác. Do đó, để phát hiện mình có bị lãng tai hay không, người cao tuổi cần để ý các dấu hiệu như khó nghe ở nơi đông người; Hoàn toàn không nghe được gì hoặc chỉ nghe loáng thoáng từng câu, từng chữ đứt quãng; Không hiểu cuộc đối thoại của gia đình và bạn bè. Về phía người thân cũng dễ dàng nhận ra người bị lãng tai khi thấy họ thường xuyên yêu cầu người khác lặp đi lặp lại câu mà mình vừa nói; Luôn phải ghé đầu về phía mình để nghe rõ hơn.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già