Những dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm xơ vữa động mạch

Thủ phạm gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ não

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

30 tuổi bạn đã bắt đầu bị bệnh mạch vành?

Người bị xơ vữa động mạch vành nên ăn gì?

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám được tạo thành trong lòng mạch máu. Xơ vữa động mạch có thể xảy ra, ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, bao gồm cả động mạch ở tim, não, cánh tay, chân, xương chậu và thận...

Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu xảy ra khi các lớp bên trong của động mạch bị tổn thương bởi các yếu tố: Hút thuốc lá, thuốc lào; Bị bệnh tăng huyết áp; Mức đường trong máu cao hơn bình thường; Người ít hoạt động thể chất; Người có thói quen ăn ít rau, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, ăn quá ngọt; Người có cha mẹ hoặc anh chị em bị xơ vữa động mạch; Bệnh nhân bị bệnh tim mạch; Ô nhiễm không khí…

Xơ vữa động mạch có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn

Biểu hiện xơ vữa động mạch

Người có nguy cơ mắc bệnh phải chú ý những dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch qua các giai đoạn như sau. 

- Giai đoạn đầu: Thường ở giai đoạn này chưa có biểu hiện gì ra bên ngoài

- Giai đoạn lâm sàng: Có các triệu chứng thiếu máu điển hình

- Giai đoạn biến chứng: Các biến chứng do sự thiếu máu cục bộ gây ra, tùy thuốc vào cơ quan bị tổn thương mà có các biến chứng khác nhau.

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào động mạch bị tổn thương. Biểu hiện của xơ vữa động mạch ở giai đoạn biến chứng:

- Xơ vữa động mạch não: Thường được nhận biết thông qua triệu chứng thiếu máu não gây hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, rối loạn trí nhớ, lú lẫn, mất ngủ, khó tập trung… Nguy hiểm hơn, xơ vữa động mạch não nặng có thể gây tắc mạch máu não, não không nhận đủ máu dẫn đến liệt người, rối loạn ngôn ngữ, méo miệng, mất nhận thức đối với xung quanh, không tự chủ được việc đại tiểu tiện và có thể hôn mê, bất tỉnh.

Xơ vữa động mạch não gây hoa mắt, chóng mặt

- Xơ vữa động mạch chủ (bao gồm gốc động mạch chủ, động mạch ngực, động mạch chủ bụng): Thường có biểu hiện là hở van động mạch chủ hay hẹp động mạch chủ hoặc vừa hở vừa hẹp động mạch chủ.

- Xơ vữa động mạch vành: Thường biểu hiện qua những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở,… do tim không nhận đủ oxy từ máu. Chưa hết, cơn đau có thể lan ra hai bên bả vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc sau lưng và nếu người bệnh làm việc nặng, gắng sức thì cơn đau càng tăng và chỉ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.

Đau thắt ngực là biểu hiện của xơ vữa động mạch vành

- Xơ vữa động mạch thận: Xơ vữa động mạch ở thận sẽ dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy giảm chức năng thận và thậm chí suy thận. Đối với xơ vữa động mạch thận, ban đầu thường không có biểu hiện gì nhưng khi bệnh đã nặng người bệnh thường sẽ đi tiểu nhiểu hoặc tiểu ít, thường tiểu nhiều vào ban đêm, ăn không ngon và thường buồn nôn, bị phù chân, tay, mặt.

- Xơ vữa động mạch chi dưới: Nếu gặp phải các dấu hiệu như tê râm ran, lạnh hai chân, đau nhức, không bắt mạch được bên đau thì có thể bạn bị xơ bữa động mạch chi dưới. Xơ vữa động mạch chi dưới thường gặp hầu hết các động mạch trừ động mạch mu bàn chân có thể ít gặp hơn. Biến chứng về sau khi bệnh nặng có thể gây hoại tử bàn chân.

Khi bị xơ vữa động mạch, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp nội khoa hay tim mạch can thiệp; Thay đổi lối sống. Ngoài ra, người bị bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch. Với sự kết hợp của các thành phần thảo dược quý như: Bồ hoàng, đan sâm, hoàng bá, sơn tra, đỏ ngọn, L- carnitin… sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng thông mạch, chống xơ vữa động mạch bằng cách làm giãn mạch, ngăn chặn hình thành và tạo huyết khối. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch thông qua tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.

Gia Hân H+(Theo Healthline) 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch