Kiểm soát mùi cơ thể trong ngày nóng

"Viêm cánh" gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp

5 nguyên liệu giúp “đánh bay” mùi cơ thể tại nhà

5 thực phẩm giúp “đánh bay” hôi nách, mùi cơ thể trong mùa hè oi bức

Những mẹo đơn giản giúp giảm mùi cơ thể trong mùa Hè

Nên ăn gì để cải thiện tình trạng hôi miệng?

Những nguyên nhân gây mùi cơ thể

Mùi cơ thể là yếu tố đặc trưng của mỗi người, được quyết định bởi các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, giới tính và chế độ ăn uống. Mùi hôi trên cơ thể xuất hiện khi các vi khuẩn trên da phân giải protein trong mồ hôi thành các acid có mùi hăng khó chịu.

Cơ thể người có 2 tuyến mồ hôi là tuyến eccrine và tuyến apocrine. Trong khi mồ hôi ở tuyến eccrine chỉ bao gồm nước, muối và chất khoáng, tuyến apocrine có thể tiết ra các chất nhờn gồm lipid, protein… Tập trung ở nách, bẹn, tay và chân, tuyến mồ hôi apocrine là nguyên nhân chủ yếu gây nên mùi cơ thể.

Người bị tăng tiết mồ hôi hoặc thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì là đối tượng dễ có mùi cơ thể trong những ngày trời nóng.

Kiểm soát mùi cơ thể trong mùa Hè

Giữ vệ sinh cơ thể

Một số lưu ý trong sinh hoạt giúp giảm mùi cơ thể

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là biện pháp cần thiết nhất để giảm mùi cơ thể trong ngày nắng nóng. Bạn cần tắm nước ấm hàng ngày, có thể tắm nhiều hơn 1 lần nếu phải hoạt động mạnh và thường xuyên ra mồ hôi.

Với vùng da dưới cánh tay, biện pháp “dọn dẹp” lông và làm sạch với xà phòng diệt khuẩn có thể giúp hạn chế mùi hôi hiệu quả. Riêng với bàn chân, bạn nên tẩy da chết với đá kỳ (đá bọt) để ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển gây mùi hôi.

Mặc trang phục phù hợp

Trong những ngày Hè nóng nực, bạn nên mặc quần áo rộng rãi làm từ chất liệu tự nhiên, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton, lụa. Chị em phụ nữ có thể chọn áo ngực làm từ chất liệu cotton, bra thể thao có phần đệm mút không quá dày để thoải mái hơn.

Nếu bạn thường xuyên đi giày và tất trong mùa Hè, hãy sử dụng tất làm từ chất liệu thoáng khí và thay mới hàng ngày.

Hạn chế đồ ăn cay nóng

Gia vị mang tính nóng như cà ri, tỏi, ớt, hành… có thể khiến mồ hôi nặng mùi hơn thông thường. Một số chuyên gia cho rằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến cơ thể bạn kém thơm tho hơn trong mùa Hè.

Do đó, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước để tuyến mồ hôi hoạt động ổn định hơn.

Dùng sản phẩm khử mùi, chống mồ hôi

Sản phẩm ngăn tiết mồ hôi giúp vùng da dưới cánh tay luôn khô thoáng

Trên thị trường hiện nay, 2 dạng sản phẩm khử mùi thường gặp nhất là:

- Antiperspirant (ngăn tiết mồ hôi): Sản phẩm này thường chứa các hợp chất của nhôm, có tác dụng “khóa” các tuyến mồ hôi ở nách. Do đó, sử dụng sản phẩm này giúp hạn chế các vết mồ hôi kém duyên trên trang phục. Bạn cần lưu ý rằng nhôm kết hợp với mồ hôi có thể gây vàng áo.

- Deoderant (khử mùi): Khác với antiperspirant, deoderant có tác dụng giảm mùi hôi khó chịu chứ không ngăn vùng da dưới cánh tay đổ mồ hôi. Deoderant thường chứa cồn để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi tích tụ ở vùng da này.

Để giữ vùng da dưới cánh tay thơm tho trong thời gian dài, bạn nên chọn lăn, xịt khử mùi có thành phần tự nhiên, không chứa các chất gây kích ứng như cồn ở nồng độ cao, phthalates, parabens, sulfates...

Sử dụng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật

Để điều trị tận gốc mùi cơ thể, bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được tư vấn theo tình trạng sức khỏe. Bác sỹ có thể chỉ định thuốc điều trị hoặc phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi/điều trị bằng laser.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp