Lãng tai ở người cao tuổi: Chớ coi thường

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị suy giảm thính lực. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 1/3 số người trong độ tuổi từ 65 - 74 và ½ số người từ 75 - 79 tuổi.

4 bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ

Sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé

Bác sĩ mắt, tai mũi họng "kiêm"... đặt vòng tránh thai

Dễ phát hiện nhưng ít được điều trị đúng
Suy giảm thính lực bắt đầu từ việc không nghe được những âm thanh ở tần số cao. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ khó phân biệt các âm sắc và không nghe được giọng nói có âm sắc cao cũng như những cuộc đối thoại ở nơi ồn ào.
Trước đây, suy giảm thính lực được khẳng định là bệnh của người cao tuổi. Khi các cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa, ống tai ngoài bị teo, màng nhĩ dày đục, mất bóng và xuất hiện các mảng xơ nhĩ, chuỗi xương con nằm trong tai bị calci hóa... dẫn đến suy giảm thính lực. Quá trình lão hóa còn làm tổn thương các tế bào thần kinh thính giác, các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hóa, dẫn đến việc dẫn truyền âm thanh bị suy giảm. 
Tuy nhiên, hiện nay, theo PGS.TS Ngọc Dinh, tình trạng suy giảm thính lực đang ngày càng gia tăng, không những ở người cao tuổi mà cả trẻ tuổi. Trong đó, khoảng 50% trẻ em bị mất thính lực nhưng thường bị chẩn đoán sai là do tâm thần, chậm phát triển... mà không được xác định chính xác thủ phạm là tivi, âm thanh nổi, giao thông, máy hát, MP3... 
Khi thính lực giảm sút, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng lớn. Không nghe được, ngại tiếp xúc ảnh hưởng đến người khác khiến người bệnh bị ảnh hưởng tâm sinh lý, cảm thấy cô độc và từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Với người cao tuổi, suy giảm và mất trí nhớ là ảnh hưởng nghiêm trọng của suy giảm thính lực. 
Điếc, lãng tai làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người cao tuổi (Ảnh minh họa)
Phát hiện sớm và bảo vệ đôi tai
Theo PGS.TS Ngọc Dinh, việc điều trị suy giảm thính lực ở người cao tuổi rất khó để can thiệp bằng phẫu thuật vì căn nguyên gây nghe kém liên quan đến toàn bộ bộ máy thính giác, chứ không riêng gì ở bộ phận nào. Quá trính lão hoá làm tổn thương các tế bào nghe ngày càng nặng lên theo tuổi. Dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, đem lại hậu quả là làm cho dây thần kinh bị chèn ép, ngày một teo đét dần. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của suy giảm thính lực sẽ giúp người bệnh chăm sóc, bảo vệ đôi tai tốt, duy trì sức nghe, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, với những người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, phát hiện sớm những dấu hiệu suy giảm thính lực là điều cần thiết. Bên cạnh việc thăm khám kịp thời, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý ảnh hưởng đến đôi tai, việc chăm sóc sức nghe nên bắt đầu từ những nguyên nhân gây suy giảm thính lực. Đó là giảm tiếp xúc với tiếng ồn. Những chuỗi tiếng động liên tiếp với độ lớn hơn 85 decibels (tiếng ồn giao thông, âm thanh tại các quán karaoke… hay tình trạng nghe tai nghe thường xuyên) có thể làm giảm thính lực. Các chuyên gia về y tế khuyên không để tai tiếp xúc với tiếng ồn 85 decibels hơn 1 giờ/ngày. 
Thói quen nghe nhạc to, thời gian dài của giới trẻ làm tăng nguy cơ suy giảm thính lực trong cộng đồng
Đó là giảm nguy cơ từ các loại dược phẩm và hóa chất có thể làm tổn thương đến tai như: Kháng sinh Gentamicin có thể làm tổn thương tai trong. Aspirin liều cao có thể tác động gây mất thính lực tạm thời. Liệu pháp hormone thay thế cũng ảnh hưởng thính lực do tác động của Progestin. Nếu phải sử dụng những dược phẩm và liệu pháp này thì nên kiểm tra tai định kỳ 6 tháng/lần.
Tình trạng tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến những tế bào nhỏ ở tai giữa; Khói thuốc lá có nguy cơ làm giảm 70% thính lực ở người hút thuốc và sự thiếu hụt các vitamin, các khoáng chất, các chất chống oxy hóa (như acid folic, kẽm, đồng, magnesium… cũng làm tăng nguy cơ giảm thính lực.
“Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến suy giảm sức nghe hiện nay là những viêm nhiễm ở vùng tai, mũi, họng mà không được điều trị kịp thời”, PGS.TS Ngọc Dinh cho biết. Cảm cúm, sốt, viêm màng não đều có thể làm tổn thương xoắn tai; Nhiễm vi khuẩn có thể gây tổn hại các tế bào nhung mao gây mất thính lực. Ví dụ, tình trạng viêm mũi họng lâu ngày không điều trị kịp thời, triệt để, nhất là ở trẻ nhỏ, có thể gây viêm tai giữa. Tình trạng viêm này nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra những ổ viêm ăn sâu, thường xuyên tái phát và gây những tổn thương không thể phục hồi ở màng nhĩ và vùng tai. Khi đó, sức nghe ở người bệnh sẽ ngày càng kém và có thể dẫn đến điếc hoàn toàn ở người bệnh. Do đó, theo PGS.TS Ngọc Dinh phát hiện sớm tình trạng suy giảm thính lực là điều cần thiết ở những người thường xuyên phải điều trị các bệnh về mũi họng.
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm hoặc thảo dược tốt cho sức nghe. Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng giúp chăm sóc thính lực tốt đang được các chuyên gia y tế đề cao. 
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người bệnh hiện nay chưa ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tai mũi họng cũng như tình trạng suy giảm sức nghe như ù tai và suy giảm thính lực, bởi nghĩ đó là chuyện bình thường, sẽ sớm qua. 
Nếu có những tổn thương và khó chịu về tai thì nên đi khám vì nếu chữa trị kịp thời – trong thời gian vàng - thì khả năng ổn định bệnh nhanh, phục hồi sức nghe tốt và giảm nguy cơ gây tổn thương cho sức khỏe và cơ thể.
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng