Lãnh cảm tình dục bởi nỗi đau tâm lý
Mất ham muốn – Tưởng chỉ lãnh cảm hóa bệnh trọng!
9 phương pháp khắc phục lãnh cảm có hiệu quả đáng kinh ngạc
"Cho" anh nhé?
Quen nhiều mà không yêu có phải lãnh cảm?
Tìm đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhờ bác sỹ giúp đỡ, chị Hoài (37 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) bần thần kể: "Không hiểu sao từ ngày cắt bỏ buồng trứng tôi luôn có cảm giác bất an và đau bụng dưới, nhất là khi vợ chồng gần gũi nhau. Tôi đã trấn an mình rất nhiều nhưng dần dần đâm ra không có cảm xúc với chồng".
Lo sợ bệnh ung thư buồng trứng có thể tái phát hay di căn, chị Hoài đã yêu cầu làm tất cả xét nghiệm và chụp CT, song kết quả không có gì khác thường. ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng Đơn vị Chăm sóc giảm nhẹ, chuyên khoa Nội Thần kinh - Tâm lý trị liệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, qua thăm khám, các bác sỹ đều khẳng định toàn bộ khối u buồng trứng trước đây của bệnh nhân đã được nạo sạch, không có tình trạng di căn.
Để xác định vấn đề chị Hoài đang gặp phải, bác sỹ Mẫn đã dành ra vài tiếng đồng hồ trò chuyện và thực hiện các trắc nghiệm liên quan đến thói quen sinh hoạt, những mối quan tâm, tình cảm, tâm lý, cảm giác, sự sợ hãi... Trong quá trình này, chị Hoài không ngừng khóc và giãi bày về cảm giác mặc cảm từ khi mất đi buồng trứng khiến chị vĩnh viễn không thể có con. Cũng chính vì thế người phụ nữ này luôn mang trong lòng nỗi lo bị chồng ruồng bỏ.
Sau khi đối chiếu các kết quả thăm khám, bác sỹ chẩn đoán chị Hoài bị chứng "đau tâm lý", tức là hiện tượng đau không do tổn thương thực thể trực tiếp mà xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Đó có thể là cảm giác mặc cảm khi mất mát một phần cơ thể do vết thương, tai nạn hoặc phẫu thuật trị bệnh...
Nhiều chị em bị hội chứng "đau tâm lý", tức là nỗi đau xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ
Theo BS. Minh Mẫn, biểu hiện thường thấy của bệnh nhân bị đau tâm lý là cảm giác đau mỗi khi nghĩ đến, nhìn thấy hoặc chạm vào nơi có phần cơ thể đã mất đi. Mức độ đau không hoàn toàn giống nhau, có khi dữ dội, có lúc nhẹ nhàng, buồn bã hay bứt rứt, điều này phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tại thời điểm đó. Một số trường hợp nặng còn dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược...
Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sỹ từng gặp một số bệnh nhân bị tai nạn phải cắt bỏ cả 2 chân. Vụ việc đã xảy ra chục năm rồi song họ vẫn luôn kêu đau ở bàn chân, trong khi thực tế bàn chân đã không còn nữa. Bác sỹ Minh Mẫn giải thích, hiện tượng đau tâm lý là nỗi đau đã in vào não của bệnh nhân, nó không mất đi cùng nỗi đau thực thể. Tất cả những gì thầy thuốc có thể làm là giúp bệnh nhân là “tháo gỡ” cảm giác đau ấy, chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý bên cạnh sử dụng thuốc an thần, giảm đau.
Thông thường khi trò chuyện với bệnh nhân trong trường hợp này, bác sỹ sẽ sử dụng biện pháp trị liệu nhận thức hành vi. Theo đó, thầy thuốc giải thích cho bệnh nhân hiểu cơn đau đang trải qua không phải đau của cơ thể mà chỉ vì tâm lý quá lo lắng hay nghi ngại bệnh cũ tái phát.
Bằng những kết quả xét nghiệm trực quan, thầy thuốc sẽ chứng minh cho bệnh nhân thấy kết luật đó là đúng và giúp họ nhận thức được rằng căn bệnh thực thể trước đây đã khỏi hoàn toàn. Việc cần làm là phối hợp với bác sỹ điều trị và họ sẽ không đơn độc trong "cuộc chiến" này.
Để điều trị dứt điểm, đỏi hỏi phải có sự cộng tác của người nhà bệnh nhân, nhất là người có liên quan đến những cảm giác tiêu cực của người bệnh. Như trường hợp của bệnh nhân Hoài, sau khi giúp chị giải tỏa tâm lý, bác sỹ đã gọi riêng người chồng giải thích cho anh hiểu rằng vì chính cảm giác bị khiếm khuyết một phần cơ thể là nguyên khiến vợ anh lâm vào tình trạng hiện nay. Do đó anh cần quan tâm và thể hiện cho vợ hiểu "Dù thế nào, em vẫn hoàn hảo trong mắt anh". Cả hai cũng được tư vấn nên thay đổi những thói quen sinh hoạt vợ chồng, đồng thời tăng cường tập luyện thể thao, ngồi thiền, yoga... để có lối sống và suy nghĩ tích cực hơn.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Bình luận của bạn