Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh - Ảnh: VTV.vn
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thời tiết nắng nóng
Podcast: Phòng ngừa ngộ độc E.coli như thế nào?
Vụ nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Hơn 460 người nhập viện, mở thêm một đơn vị cấp cứu
Dòng chảy Sức khoẻ+: Ít nhất 141 người ngộ độc khi ăn bánh mỳ ở Hội An
Liên tiếp ghi nhận các vụ ngộ độc quy mô lớn
Theo báo Quân đội Nhân dân, tính đến quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong. Đáng chú ý là vụ ngộ độc xảy ra trong tháng 3/2024 tại quán cơm gà Trâm Anh (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) khiến hàng trăm người phải nhập viện.
Mới đây nhất, từ nửa đêm 8/5 đến rạng sáng 9/5, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) liên tục tiếp nhận cấp cứu 19 sinh viên ở ký túc xá với các triệu chứng đau bụng cấp, nôn ói... nghi ngộ độc thực phẩm. Tại Thái Bình vừa qua cũng đã ghi nhận 10 người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê.
Trước đó vào đầu tháng 5, Đồng Nai ghi nhận vụ ngộ độc sau khi bánh mì khiến hơn 560 người phải nhập viện cấp cứu (tính đến ngày 7/5). Trong đó, có 12 ca đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 2 bệnh nhi rất nặng, phải lọc máu.
Liên tiếp ghi nhận các vụ ngộ độc quy mô lớn đã gây hoang mang cho người dân bởi ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra các quán ăn đường phố mà còn ở các cơ sở giáo dục. Tại các tỉnh, thành Bắc Bộ và Nam Bộ những ngày này đang nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với mức nhiệt lên tới 40 độ C. Theo chuyên gia, nhiệt độ từ 37 - 40 độ C là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh. Trong khi đó, nhiều hàng quán bày bán thức ăn ngoài trời, không che đậy, nhiệt độ tăng cao mà không được bảo quản. Đặc biệt là gánh hàng rong bán từ sáng tới chiều dễ bị ôi thiu, nguy cơ ăn vào ngộ độc cao.
Tăng cường kiểm tra bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm rất đáng báo động, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP.HCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan khẩn trương tham mưu ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; Trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố... Chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương.
Bộ Y tế cũng lưu ý, đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
Người dân chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, theo các chuyên gia y tế cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của toàn hệ thống quản lý, doanh nghiệp và người dân. Các cơ quan thực thi pháp luật cần quyết liệt hơn nữa trong kiểm tra, kiểm soát thực phẩm, xử lý nghiêm để tăng tính răn đe trong toàn xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cần tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
Để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo người dân cần ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn có dấu hiệu ôi thiu hay đã hết hạn sử dụng. Dùng nguồn nước sạch, an toàn.
Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống để tránh nhiễm khuẩn chéo, nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
Ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá hai giờ ở nhiệt độ thường. Khi không dùng tủ lạnh, cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.
Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ. Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người thân xung quanh. Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm, báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bình luận của bạn