- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Các loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu sẽ dần trở nên kém hiệu quả theo thời gian
7 loại carbohydrate tốt cho người bệnh đái tháo đường
Những điều nên biết về biến chứng ở mắt do đái tháo đường
Củ cải đỏ tốt như thế nào với bệnh nhân đái tháo đường?
10 loại thảo mộc giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Chỉ số A1c vượt phạm vi khỏe mạnh: Xét nghiệm A1c sẽ giúp bác sỹ phát hiện được mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng trở lại đây. Đây là cách để nhận biết việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trong thời gian vừa qua có tốt hay không. Nếu chỉ số A1c vượt phạm vi yêu cầu, bác sỹ có thể điều chỉnh thuốc hiện tại mà bạn đang sử dụng.
Mức đường huyết kiểm tra tại nhà thấp hoặc cao: Nếu đường huyết thấp hoặc cao hơn bình thường khi kiểm tra bằng thiết bị đo đường huyết cá nhân, bạn cần thông báo cho bác sỹ để họ điều chỉnh liều lượng thuốc sử dụng cho bạn. Đường huyết thấp khá nguy hiểm, đặc biệt nếu nó xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc khi bạn đang lái xe. Mặt khác, đường huyết cao có thể gây tổn thương tới mạch máu và làm hư hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể.
Bạn gặp một biến chứng đái tháo đường: Sự xuất hiện của biến chứng như loét chân hoặc suy giảm thị lực thường là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đã vượt ngoài tầm kiểm soát trong một khoảng thời gian dài. Bác sỹ có thể thay đổi thuốc đái tháo đường, tạm thời hoặc lâu dài để giải quyết những biến chứng này.
Bạn giảm cân: Việc giảm cân có thể là kết quả của việc duy trì chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Giảm cân đã được chứng minh giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn nên nếu kiểm tra chỉ số đường huyết hoặc xét nghiệm A1C cho thấy mức đường trong máu thấp hơn mức lành mạnh, bác sỹ có thể thay đổi thuốc bạn uống hoặc đề nghi bạn ngừng dùng thuốc.
Giảm cân đã được chứng minh giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn
Bạn đang bị căng thẳng: Sự căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến ăn uống kém, lười tập thể dục, ngủ không đủ giấc, từ đó ảnh hưởng đến đường huyết. Trong trường hợp đường huyết không ổn định kéo dài, bác sỹ sẽ điều chỉnh thuốc của bạn.
Bạn đang gặp phải các phản ứng phụ: Thuốc đái tháo đường type 2 có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và nấm men, nôn mửa, đặc biệt nếu bạn uống rượu trong khi dùng thuốc... Khi gặp phải tình huống này, bác sỹ có thể điều chỉnh lại thói quen dùng thuốc hoặc thay cho bạn một loại thuốc khác mà không gây ra phản ứng phụ.
Thuốc của bạn quá đắt: Điều kiện tài chính của bạn cũng có thể là một lý do khiến bác sỹ điều chỉnh cho bạn một loại thuốc điều trị đái tháo đường khác phù hợp hơn.
Một loại thuốc mới rất có hiệu quả: Các loại thuốc mới điều trị đái tháo đường type 2 đang được phát hành thường xuyên. Một loại thuốc mới có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn đang có vấn đề với phác đồ điều trị hiện tại và bác sỹ nghĩ rằng việc thay đổi thuốc là thích hợp cho bạn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn