Hôi chân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh
8 cách giảm mồ hôi chân hiệu quả
Khử mùi hôi chân với nước trà đen
Phải làm gì để hết mùi hôi chân?
Nam giới nên làm gì để kiểm soát mùi hôi chân?
Theo trang Express, bệnh hôi chân (bromodosis) là một tình trạng bệnh lý thường gặp và có thể khắc phục hiệu quả bằng cách chăm sóc chân, giày dép đúng cách. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chân bạn có mùi, điển hình như sự tích tụ của vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc do bệnh lý gây ra.
Dưới đây là cách khắc phục tình trạng hôi chân theo từng nguyên nhân cụ thể:
1. Hôi chân do mồ hôi
Bàn chân của chúng ta là nơi có hơn 250.000 tuyến mồ hôi, nhiều hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra sẽ thấm vào lớp lót của giày và tất. Môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh, từ đó gây ra mùi hôi chân.
Để đối phó với tình trạng này, bạn nên rửa chân hàng ngày bằng xà phòng và nước ấm, lau khô chân, đặc biệt là các kẽ giữa ngón chân. Sử dụng miếng bột biển hoặc bông tắm để vệ sinh chân cũng có thể giúp tẩy tế bào chết – “thức ăn” của vi khuẩn gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó bạn nên thay giày và tất thường xuyên.
2. Hôi chân do bị nấm da chân
Nấm da chân có thể ảnh hưởng đến 70% dân số vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt như giày, tất và gây ra mùi hôi khó chịu.
Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý khiến bác sĩ hoặc dược sĩ lựa chọn loại thuốc chống nấm phù hợp với tình trạng bệnh.
3. Hôi chân do thay đổi nội tiết tố
Mùi hôi chân rất thường gặp ở trẻ dậy thì vì thời gian này tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Mồ hôi không chỉ được kích hoạt khi tập thể dục hoặc nhiệt độ cao mà còn bởi những cảm xúc mạnh như lo lắng và căng thẳng. Cha mẹ nên đầu tư mua 2 đôi giày để con có thể thay phiên nhau.
Mang thai cũng có thể khiến chân có mùi hôi do lượng máu được bơm đi khắp cơ thể nhiều hơn, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Các bà bầu nên sử dụng những đôi giày lớn hơn để chân được thoáng khí.
4. Hôi chân do bệnh đái tháo đường
Theo Dịch vụ y tế Quốc gia (NHS) Anh, bệnh nhân đái tháo đường nên theo dõi bàn chân hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, phồng rộp hoặc trầy xước trên da. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, họ nên trao đổi với bác sĩ hoặc liên hệ với chuyên gia y tế.
5. Hôi chân do tăng tiết mồ hôi
Những người bị hôi chân có thể mắc phải tình trạng tăng tiết mồ hôi (hay còn gọi là đổ mồ hôi quá nhiều). Điều này có thể khiến bạn tiết ra nhiều mồ hôi hơn người bình thường, khiến da luôn ẩm ướt và chân có mùi hôi. Dùng chất chống mồ hôi trực tiếp lên bàn chân có thể hữu ích. Nhưng nếu không có tác dụng, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bình luận của bạn