Nắng Hè chói chang, phải làm gì để bảo vệ mắt?

Tia cực tím hay tia UV có thể gây tổn thương giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực

Cách bảo vệ đôi mắt cho người thường xuyên làm việc với máy tính

Podcast: Khô mắt vì thói quen dùng điều hoà sai cách

3 vấn đề thị lực thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Thực phẩm bổ mắt, tốt cho thị lực của trẻ

Không chỉ làn da, đôi mắt của chúng ta cũng có thể bị “cháy nắng”. Tia UV cường độ cao có thể làm tổn thương giác mạc – lớp màng trong suốt ngoài ở vỏ nhãn cầu, gây ra tình trạng photokeratitis (viêm giác mạc do ánh sáng).

Để bảo vệ đôi mắt trong ngày Hè chói chang, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng đơn giản sau đây:

Đeo kính chống tia UV

Các loại kính râm có tròng kính chống tia UV giúp phòng ngừa các tổn thương ở giác mạc do ánh nắng gay gắt. Bạn nên chọn sản phẩm của nhãn hiệu uy tín, kích thước vừa vặn có thể che toàn bộ đôi mắt.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Khi đi biển hoặc vui chơi ngoài trời trong mùa Hè, bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Trú trong bóng râm của cây cối hoặc dù che nắng, trẻ nhỏ nên đặt trong xe đẩy có vòm che nắng.

Đội mũ rộng vành

Đội mũ rộng vành, đeo kính râm khi đi biển để bảo vệ đôi mắt

Đội mũ rộng vành, đeo kính râm khi đi biển để bảo vệ đôi mắt

Quỹ Ung thư Da Mỹ khuyến nghị, vào mùa Hè, bạn nên đội mũ có phần vành rộng tối thiểu 7cm, làm từ chất liệu vải có khả năng chống tia UV (có chỉ số UPF từ 30 trở lên).

Hạn chế ra ngoài trời trong giờ nắng nóng cao điểm

Tia UV hoạt động mạnh nhất vào khung giờ 10-16h hàng ngày. Đây là lúc bạn nên hạn chế vận động mạnh dưới ánh nắng trực tiếp và nên tìm nơi có bóng mát. Các hoạt động thể dục thể thao nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

Theo dõi dự báo chỉ số tia UV

Cơ quan khí tượng thủy văn cũng như các ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại, máy tính đều có tích hợp dự báo chỉ số tia UV. Khi chỉ số UV ở ngưỡng gây hại cao, bạn nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Một quy tắc đơn giản giúp bạn tự đánh giá ngưỡng UV là đo bóng của mình: Nếu bóng dài hơn chiều cao thật thì tia UV ở mức thấp. Càng gần trưa, bóng sẽ càng ngắn lại, cho thấy đây là lúc tia UV hoạt động mạnh.

Phát hiện sớm dấu hiệu mắt bị “cháy nắng”

Mắt bị tổn thương do tia UV có dấu hiệu đỏ, chảy nhiều nước mắt, cảm giác cộm mắt

Mắt bị tổn thương do tia UV có dấu hiệu đỏ, chảy nhiều nước mắt, cảm giác cộm mắt

Người bị viêm giác mạc do ánh sáng có thể gặp triệu chứng: Mắt đau và khó chịu, đỏ mắt, sưng, nhìn mờ hoặc mất thị lực tạm thời, chảy nhiều nước mắt, đau đầu, cảm giác cộm mắt, mí mắt giật… Thông thường, bệnh nhân gặp tình trạng này cũng đi kèm cháy nắng da mặt.

Cách sơ cứu khi gặp tình trạng tổn thương mắt do ánh nắng gồm: Tháo bỏ kính áp tròng nếu có đeo và hạn chế dùng lại cho tới khi mắt phục hồi hoàn toàn; Không dụi mắt; Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và các nguồn tia UV; Chườm mát để làm dịu mắt.

Tia UV làm tế bào giác mạc bong ra và gây tổn thương các dây thần kinh. May thay, chúng có thể tự tái tạo và phục hồi sau 2-3 ngày nếu được điều trị đúng cách. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt tại cơ sở chuyên khoa về mắt, điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng về mắt, thậm chí là một số dạng ung thư. Vì vậy, bạn nên chủ động bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” trong ngày Hè để giữ gìn thị lực.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt