- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Mất kinh nguyệt sau sinh có thể cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Điều chỉnh thế nào?
4 biện pháp cải thiện bốc hỏa tiền mãn kinh
Sử dụng tinh chất mầm đậu nành thế nào mới làm đẹp da hiệu quả?
Bạn có biết cách kiểm tra mức độ lão hóa da?
Sau khi sinh bao lâu thì có thể có kinh trở lại?
Trên thực tế, rất khó có thể nói chính xác khi nào bạn sẽ có kinh trở lại sau khi sinh vì mỗi người đều khác nhau. Với những người nuôi con bằng sữa ngoài, không hoặc ít cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể quay trở lại trong vòng 5 - 6 tuần sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, chu kỳ của bạn có thể chưa xuất hiện lại cho tới khi bạn cho con cai sữa, hoặc ngừng cho con bú về đêm. Điều này có thể xảy ra do các hormone sản sinh sữa mẹ gây cản trở, ngăn cơ thể sản sinh các hormone điều hòa kinh nguyệt.
Vậy tại sao vẫn có người bị chậm kinh, mất kinh sau sinh?
Cho con bú có thể khiến mẹ lâu có kinh trở lại sau khi sinh
- Cho con bú: Như đã nói ở trên, cho con bú có thể đẩy lùi thời gian có kinh trở lại sau khi sinh. Một khi bắt đầu có kinh trở lại, các hormone trong cơ thể có thể khiến hương vị sữa mẹ thay đổi, giảm khả năng sản sinh sữa của bạn.
- Bạn bị căng thẳng, stress: Giống như trước khi mang thai, căng thẳng, stress quá mức cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Cụ thể, cảm giác căng thẳng khi chăm sóc con, ổn định cuộc sống có thể làm tăng sản sinh hormone prolactin. Prolactin có thể làm chậm hoạt động của tuyến yến, tuyến dưới đồi, buồng trứng và ức chế sản xuất estrogen, làm chậm sự rụng trứng, gây chậm kinh, mất kinh sau sinh.
- Bạn mắc các bệnh tuyến giáp: Cường giáp hoặc suy giáp đều có thể gây mất kinh sau sinh - tình trạng cơ thể không có kinh nguyệt trong vòng 3 - 4 tháng trở lên.
- Giảm cân đột ngột: Giảm cân trong thời gian ngắn có thể gây rối loạn hormone trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ chậm kinh, mất kinh sau sinh.
- Bạn tiếp tục có thai: Nhiều chị em phụ nữ vẫn lầm tưởng mình không thể có thai khi chưa có kinh trở lại sau khi sinh. Tuy nhiên đừng quên trứng sẽ rụng trong một vài tuần trước khi có kinh và bạn có thể mang thai trong thời gian này. Do đó, nếu không muốn mang thai ngay sau khi sinh, chị em vẫn nên dùng các biện pháp tránh thai an toàn.
Vậy mất kinh sau sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Nếu sau khi sinh 2 năm mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa quay lại bình thường, rất có thể bạn có nguy cơ cao bị biến chứng dính buồng tử cung hoặc ống cổ tử cung. Các tình trạng này có thể dẫn tới mất kinh sau sinh.
Nếu có kinh thưa, từ 2 - 3 tháng/lần hoặc mất kinh, chỉ có kinh từ 1 - 2 lần/năm, rất có thể bạn bị suy yếu buồng trứng. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Nếu có 1 kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh, nhưng sau đó mất kinh hoàn toàn, rất có thể bạn bị vô kinh thứ phát. Nguyên nhân của tình trạng này là do các vấn đề ở tử cung, buồng trứng hoặc viêm nhiễm phụ khoa nặng.
Tốt hơn hết, chị em phụ nữ nên đi khám nếu thấy mình bị mất kinh sau sinh. Các bác sỹ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm giàu phytoestrogen (những hợp chất estrogen tự nhiên trong thực vật) như mầm đậu nành soy isoflavones cũng có thể giúp ổn định hormone trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt và khắc phục tình trạng mất kinh sau sinh.
Vi Bùi H+ (Theo Nhs/Romper)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân
Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.
Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; Phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn