"Não cá vàng" vì thói quen xấu này

Mất ngủ có tác hại gì?

Ngủ kém làm bệnh thận nặng hơn

Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và xơ vữa động mạch ở phụ nữ trung niên

Mệt mỏi khi đi máy bay là do hội chứng Jet lag?

Ăn gì uống gì để giảm bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương tuổi mãn kinh?

Ngủ đủ giấc nên là một trong những ưu tiên hàng đầu. Hãy thử để có được ít nhất 7 giờ ngủ mỗi đêm bằng bất cứ giá nào. Bởi lẽ, nó liên quan hệ trọng tới sức khỏe não bộ và các vấn đề sau:

Giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ

Một trong những chức năng trung tâm của giấc ngủ là giúp củng cố trí nhớ dài hạn. Lẽ dĩ nhiên, những người có chất lượng giấc ngủ không cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi. DS. Matthew Walker - Nhà nghiên cứu về Giấc ngủ và Hình ảnh học Thần kinh tại Đại học California (Mỹ), cho biết: “Chất lượng giấc ngủ sâu của đêm hôm trước ở những người tham gia thí nghiệm đều ảnh hưởng tới năng lực phán đoán và trí nhớ của họ vào những ngày tiếp theo. Những người lớn tuổi tham gia thí nghiệm mà bị mất ngủ chỉ thực hiện được 55% trong một bài kiểm tra trí nhớ, trong khi đó, người trẻ tuổi hơn dù cũng bị mất ngủ như họ nhưng lại có kết quả cao hơn”.

Giấc ngủ cần thiết cho vấn đề nhận thức

Đối với người trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các nhà khoa Anh chứng minh: Trẻ ngủ càng sâu, đều đặn, trí não càng phát triển và dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới. TS. Paruthi - chuyên gia về giấc ngủ, người phát ngôn của Viện Hàn Lâm Mỹ cũng cho biết, ngủ đủ giấc sau một ngày học tập làm tăng sự phát triển của các các tế bào não, từ đó giúp trẻ có trí nhớ lâu hơn. Vì vậy, thiếu ngủ là nguyên nhân khiến trẻ kém thông minh, học tập sa sút. TS. Paruthi cũng nhấn mạnh, giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển tổng thể của một đứa trẻ.

Cô nói: “Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể cản trở sự giao tiếp của các em trong trường học, trong các tình huống xã hội và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Đặc biệt, những tác động tiêu cực này có khả năng nặng hơn khi các em trưởng thành”.

Đối với người trưởng thành cũng vậy, chất lượng giấc ngủ kém không chỉ gây sa sút trí nhớ mà còn khiến họ kém tiếp thu, khó tập trung, giảm hiệu quả làm việc…

Giúp não đào thải độc tố

Mỗi cơ quan đều sản sinh ra chất thải và bộ não cũng không ngoại lệ. Nhưng không giống như các bộ phận trên cơ thể, bộ não không có hệ thống bạch huyết - hệ thống ống dẫn để lọc các chất thải.

Để chứng minh toàn bộ quá trình “dọn dẹp” chất thải chỉ diễn ra trong trạng thái ngủ của cơ thể, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành 2 thí nghiệm trên chuột, bơm chất màu vào dịch não tủy vào 2 thời điểm những cá thể này trong cả khi ngủ và thức. Sự di chuyển của các chất màu cho thấy dịch não tủy chỉ tràn qua não khi chuột ngủ.

Thí nghiệm cũng cho thấy hệ thống glymphatic có tốc độ hoạt động mạnh gấp 10 lần trong lúc ngủ so với lúc thức. Trong khi ngủ, các tế bào não “co lại” khoảng 60% tạo ra nhiều không gian giữa các tế bào, cho phép chất dịch trên di chuyển nhanh và tự do hơn.

Các nhà khoa học cho biết trong số các chất thải bị đào thải trong giấc ngủ có chất amyloid beta, một loại protein tạo ra các mảng bám, là dấu hiệu ban đầu của bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Sáng tạo cần giấc ngủ

Giấc ngủ được xem giúp tăng cường khả năng sáng tạo của con người. Bởi lẽ, khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi vô thức sẽ có xu hướng tạo ra những liên kết vô hình, thúc đẩy sự sáng tạo và ý tưởng mới.

Một nghiên cứu từ Đại học Carlifornia tại Berkeley (Mỹ) thực hiện vào năm 2007 cho thấy giấc ngủ giúp tạo ra những khoảnh khắc kỳ diệu, mà sau khi thức giấc, chúng  giúp con người tăng cường khả năng kết nối các ý tưởng, hình thành nên những sáng tạo mới mẻ. Nếu không ngủ đủ giấc, khả năng kết nối của não bị hạn chế, dẫn đến việc trí nhớ sa sút và khả năng sáng tạo cũng bị kìm hãm.

Mất ngủ và trầm cảm có mối quan hệ 2 chiều

Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có một mối quan hệ khá mật thiết. Những người bị trầm cảm thường trải qua nhiều thời kỳ mất ngủ, khó ngủ hoặc ngược lại, mất ngủ khiến bạn stress, trầm cảm.

Các nhà khoa học Đại học Adelaide (Australia) phát hiện ra rằng hội chứng ngưng thở khi ngủ - một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp có thể tăng khả năng bị trầm cảm lâm sàng cho nam giới hay mất ngủ cũng như những nam giới thường buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu cho hay, nam giới vừa bị hội chứng ngưng thở khi ngủ và vừa bị ngủ rũ vào ban ngày sẽ tăng gấp 4 - 5 khả năng bị trầm cảm so với những người không bị một trong hai điều kiện trên.

Năm 2014, một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học y tế đã tìm thấy mối tương quan giữa trầm cảm, lo âu và hội chứng ngưng thở khi ngủ ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu trước đó được công bố trên Tạp chí Journal of Clinical Psychiatry, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 19.000 người Mỹ và phát hiện ra rằng, những người ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị mắc rối loạn tâm thần gấp 5 lần người không bị ngưng thở.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon: Goldream

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh