Mẹ béo phì sẽ đặt con vào vòng nguy hiểm

Mẹ béo phì khi mang thai, con dễ mắc ADHD

Hà Nội: Trên 6% học sinh mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý: Học tốt hơn khi di chuyển

Ngày càng nhiều trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý vì nước ngọt

Hiếu động, nghịch ngợm - Cẩn thận là bệnh!

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Pediatrics (Nhi khoa), theo đó, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích dữ liệu của 1.311 cặp mẹ con từ năm 2005 – 2012 và phát hiện ra rằng, tình trạng béo phì của người mẹ có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tâm thần của trẻ sau này.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ trước khi mang thai và báo cáo của họ về những khó khăn tâm lý của con ở tuổi lên 6. Họ cũng tìm kiếm những chẩn đoán về các vấn đề phát triển của trẻ và chúng có tiếp nhận những dịch vụ nhu cầu đặc biệt hay không.

Kết của nghiên cứu cho thấy rằng, những đứa trẻ mà mẹ có BMI lớn hơn 35 - béo phì nặng - có khả năng có gấp hai lần những triệu chứng cảm xúc, những vấn đề với bạn bè cùng trang lứa và những khó khăn tâm lý nói chung.

Khi so sánh với trẻ có mẹ với BMI mạnh khỏe (từ 18,5 - 25), kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ có mẹ béo phì sẽ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 3 lần và khả năng bị ADHD cao gấp 4 lần.

TS Heejoo Jo - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, nói: "Chúng ta đã biết rằng béo phì có liên quan đến những vấn đề sức khỏe trong thai kỳ và xuyên suốt cuộc sống của phụ nữ nhưng nghiên cứu này còn gợi ý rằng béo phì nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ".

Do đó, tình trạng sức khỏe của người mẹ lúc mang thai là điều cực kỳ quan trọng, quyết định xem trẻ có phát triển tốt hơn hay không sau này.

Tiểu Bắc H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ