Cha mẹ cần cảnh giác khi trẻ có biểu hiện thường xuyên hiếu động, nghịch ngợm
Vai trò của Omega-3 với hội chứng tăng động
Làm gì để giảm sự "hiếu động" của trẻ tăng động?
Quét não phát hiện sớm chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động, lỗi của người lớn?
"Không có bệnh tăng động giảm chú ý"?
Trẻ bệnh, cha mẹ nhầm con hiếu động, ham tìm tòi
Chị Hà (Giảng Võ, Hà Nội) luôn cho rằng trẻ con nghịch ngợm nhiều là tốt nên thường để con tự do chạy nhảy, thích làm gì thì làm. Cậu bé con chị không thích ngồi chơi đồ chơi mà thường lao ầm ầm hết góc nọ đến góc kia trong nhà, luôn tay sờ thứ nọ, chân đá thứ kia. Cu cậu chỉ chịu ngồi im khi người mệt lả hoặc khi mẹ mở cho xem các chương trình quảng cáo.
Tương tự là trường hợp của cháu Huy (14 tuổi, Mỹ Đức, Hà Nội). Chị Lành - mẹ cháu cho biết: "Từ bé con trai mình đã vô cùng nghịch ngợm. Cháu hay hí hoáy tháo, lắp mọi thứ trong nhà và nói rất nhiều. Cả nhà ai cũng nghĩ cháu thông minh, hiếu động và sau này sẽ học giỏi". Thế nhưng, từ lúc con đi học, chị luôn nhận được những lời phàn nàn của cô giáo như: Huy không bao giờ chịu đứng theo hàng cùng các bạn, cho bài tập không làm, đang giờ học không chép bài lại tự do chạy ra chạy vào lớp hay quay sang nói chuyện với bạn...
Không giống với 2 trường hợp trên, con trai của chị Bình (10 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) lại không có dấu hiệu hiếu động quá mức nhưng lại hay "mơ mơ màng màng". Cất tiếng thở dài, chị kể: "Ở nhà cháu thường xuyên không chú ý đến lời người lớn nói, thường xuyên tỏ thái độ chống đối cha mẹ. Đến lớp cũng tương tự, cháu không tập trung nghe giảng, học tập sa sút, cô giáo nhắc thì lại tỏ "thái độ" với cô". Đặc biệt, chị Bình chia sẻ cháu rất hay quên và thường xuyên để quên, làm mất đồ.
Trước những biểu hiện bất thường của con, phụ huynh của cả 3 trường hợp mới đưa con đi khám, rồi "té ngửa" khi được bác sỹ cho biết con của họ bị tăng động giảm chú ý.
Hiếu động, nghịch ngợm quá mức là biểu hiện của ADHD
Thường được phát hiện muộn
BS. Quách Thúy Minh - Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương nói: "Hiện có rất nhiều trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (cứ 100 trẻ có 3 - 5 cháu mắc) mà bố mẹ không biết, lại nhầm là trẻ hiếu động, ham tìm tòi. Đa số họ chỉ đưa con đi khám khi trẻ đến tuổi đi học, lúc thấy rõ các cháu quá khác biệt so với bạn bè như kết quả học tập kém, không tuân thủ kỷ luật trường lớp, hay gây gổ, hay quên... Mỗi ngày, có 5 - 10 cháu đến Viện Nhi khám và được phát hiện mắc rối loạn này".
Bác sỹ Thúy Minh cho biết thêm, có thể phát hiện rối loạn này ngay từ khi trẻ biết đi. Các trẻ này như có gắn động cơ trong người nên không ngừng hoạt động, ít khi ngồi yên lâu. Các cháu thường chóng chán khi chơi trò chơi, thích nhìn TV nhất là chương trình quảng cáo hay màn hình vi tính vì có màu sắc thay đổi liên tục. Một số cháu còn luôn lơ đãng, không nghe lời người lớn hoặc tỏ thái độ chống đối. Nhiều bé còn kèm theo chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hen, dị ứng thức ăn...
Khi trẻ bắt đầu đi học thì những biểu hiện rối loạn có thể dễ dàng nhận ra hơn: Bé hay làm mất đồ dùng học tập, trong giờ học không ngồi yên, không chú ý nghe cô giáo giảng, không tuân theo kỷ luật của lớp, đùa nghịch quá mức, lộp chộp, hay nói xen ngang hoặc chưa hỏi xong đã trả lời. Những trẻ này không biết kiềm chế nên dễ nổi xung, hay gây gổ với bạn bè... vì thế lại càng hay bị trêu chọc, mất tự tin, học kém.
Đồng quan điểm, Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Chuyên gia tâm lý Trường mầm non Hoàng Gia, chia sẻ: "Biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ là tăng vận động. Bé có biểu hiện múa tay múa chân, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Ở lớp bé không thể ngồi yên một chỗ như các bạn khác và thường xuyên phải đụng vào bạn này, chọc phá bạn kia. Bé thường không lúc nào nghỉ ngơi tay chân. Thứ hai là giảm chú ý: Bé khó tập trung trong học tập, làm việc, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi. Bé dễ bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, khó tập trung làm bài tập, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc". Hai biểu hiện này sẽ phối hợp và biểu hiện cùng nhau, mức độ thể hiện nhiều hay ít tùy từng trẻ. Có trẻ chủ yếu bị tăng động, có trẻ lại chủ yếu bị giảm chú ý.
Tại sao trẻ bị ADHD?
Theo chuyên gia, yếu tố đột biến gene và di truyền được ghi nhận trên 89% trường hợp bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, gia đình có cha/mẹ mang hội chứng này thì 57% con của họ có biểu hiện bệnh. Đối với các cặp sinh đôi thì nguy cơ là 91%. Trẻ có anh chị em mắc bệnh thì nguy cơ bệnh tăng 5 - 7 lần so với bình thường.
Các nguyên nhân như rối loạn về thính giác, thị giác, phản ứng với thuốc, ngộ độc chì, những bất thường trong thai kỳ (10 - 15% do hút thuốc lá, uống rượu, may túy…, môi trường độc hại, dioxin cũng góp phần làm tăng nguy cơ ADHD ở trẻ. Các tổn thương sau sinh chiếm 3 - 5% bao gồm: viêm não, chấn thương sọ não gây tổn thương chất xám thùy trán vỏ não, ngạt, tiếp xúc lâu ngày với các kim loại.
Các yếu tố tâm lý xã hội học được xem như là yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh bao gồm: Lo âu, rối loạn tâm thần, bị xâm hại, lạm dụng tình dục, khó khăn trong việc học tập, gia đình tan vỡ… Người ta còn ghi nhận rằng, trẻ em thường hay bắt chước những hành vi của cha mẹ và bạn bè cũng như những người xung quanh, đặc biệt là những hành vi hung hăng. Điều này thể hiện qua việc những trẻ sống trong hoàn cảnh mà mối quan hệ cha mẹ - con cái không tốt thì nguy cơ mắc hội chứng này tăng gấp 9 lần so với trẻ sống trong môi trường tốt.
Ngoài ra, BS. Minh cho rằng trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý còn vì môi trường sống và sự thiếu quan tâm từ gia đình. Những em bé sống ở nơi chật chội, ồn ào, nhà quá đông đúc, lộn xộn sẽ, hay thường xuyên xem TV, internet... cũng dễ bị tăng động, giảm chú ý.
Cần có sự quan tâm của cha mẹ, nhà trường
Theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Quỳnh Trang, điều đầu tiên khi phát hiện nghi vấn là phụ huynh cần cho con đi khám ngay tại các bệnh viện nhi khoa và các trung tâm hỗ trợ tâm lý để được các chuyên gia kiểm tra, đánh giá và tư vấn điều trị kịp thời.
Nói chung, hành vi tăng động giảm chú ý không phải là lỗi của trẻ, nó thường do những rối loạn sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh. Và tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.
"Để giúp trẻ, hiện nay, ngoài việc dùng thuốc, liệu pháp điều chỉnh hành vi vẫn là chủ yếu. Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thường xuyên chơi với con, dạy con qua trò chơi, khi nói gì với trẻ cần nói câu rõ ràng, chính xác, thu hút sự chú ý của trẻ khi người lớn nói. Với các trẻ lớn hơn, bố mẹ cần giải thích cho con những việc nên, không nên, khuyến khích hành vi tốt của con bằng lời nói nhẹ nhàng và khen thưởng kịp thời. Nếu trẻ mắc lỗi bố mẹ phải kiên trì nhắc nhở, giải thích, kiềm chế việc cáu giận hay đánh, mắng", BS. Minh khuyến cáo.
Sự quan tâm của gia đình là biện pháp tốt giúp trẻ bị ADHD
Một cách rất hiệu quả để giúp con nữa là bố mẹ nên giao việc cho bé làm, nhưng nên chia ra từng việc nhỏ và khuyến khích trẻ hoàn thành. Đặc biệt, bố mẹ cũng nên khen trẻ khi con có những hành vi tốt, và thường xuyên can ngăn những hành vi không đúng. Nên có những luật lệ rõ ràng đối với trẻ, tuy nhiên có thể linh động, chẳng hạn như trẻ phải làm bài tập vào buổi tối nhưng có thể cho chúng lựa chọn sau khi chơi game hay xem TV rồi mới làm. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh đòi hỏi phải tư duy như xếp hình, giải ô chữ... đồng thời để bé được chạy nhảy vừa phải, thể dục để xả năng lượng thừa.
Cuối cùng, BS. Minh nhấn mạnh: "Bố mẹ cũng cần trao đổi về tình trạng của con với giáo viên để họ cùng giúp đỡ trẻ như cho trẻ ngồi học ở bàn đầu, giúp bé chú ý đến bài học, hạn chế trách mắng, nhắc nhở các bạn trong lớp không trêu chọc, chế giễu trẻ...".
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
ADHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường là trước 5 tuổi. Các biểu hiện chính là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhưng không hoàn thành hoạt động nào cả, kết hợp vói một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều tiết.
Những trẻ này thường dễ bị tai nạn và vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế, thiếu thận trọng và dè dặt, chúng thường không được các trẻ khác thừa nhận và có thể trở nên bị cô lập. Ngoài ra, trẻ ADHD cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.
Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, tăng động giảm trí nhớ ở trẻ
Bình luận của bạn