5 mẹo hết sổ mũi tại nhà trong mùa Đông

Sổ mũi là triệu chứng khá phổ biến trong mùa lạnh, làm thế nào để hết sổ mũi tại nhà?

Hay hắt hơi, sổ mũi: Có phải bạn bị dị ứng theo mùa?

Trẻ bị sổ mũi trong mùa lạnh, phải làm sao để cải thiện?

Lưu ý an toàn khi dùng dung dịch nhỏ mũi, xịt mũi

Cách xử trí khi bị sổ mũi trong tiết trời ẩm ương

Hít hơi nước và dầu bạch đàn

Hít hơi nước là một phương pháp giảm sổ mũi đã được thời gian kiểm chứng. Bạn đun sôi nước, đổ vào tô và trùm một chiếc khăn lên đầu; Nên để khoảng cách giữa mặt và nước là 30cm để tránh bỏng da, hít thở sâu để hơi nước vào mũi, sau đó, xì mũi để loại bỏ chất nhầy; Hơi nước sẽ giúp làm dịu đường mũi và giảm sổ mũi, nghẹt mũi.

Hoặc bạn cũng có thể nhỏ thêm một vài giọt dầu bạch đàn (dầu khuynh diệp) vào bát nước nóng, sau đó hít hơi nước bốc lên có thể giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và làm thông thoáng đường thở.

Giữ ẩm

Giữ đủ nước có vai trò thiết yếu với sức khoẻ tổng thể, và cũng là cách giúp giảm sổ mũi, chảy nước mũi. Uống nhiều nước, kết hợp uống trà thảo dược nóng, ăn các món súp, món ăn lỏng có thể giúp giữ ấm cơ thể, cung cấp ẩm cho đường mũi và giảm kích ứng.

Rửa mũi bằng nước muối

Dùng sản phẩm xịt mũi bằng nước muối hoặc dung dịch muối tự chế có thể làm thông mũi hiệu quả do giúp loại bỏ chất nhầy và chất kích thích. Dưới đây là quy trình xịt mũi đúng cách:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Sử dụng sản phẩm với tư thế đứng hoặc ngồi, đầu hơi ngẩng lên cao và nhìn thẳng.
  • Lắc nhẹ chai để dung dịch hòa tan đều.
  • Đặt ngón trỏ lên đầu vòi phun, đưa đầu vòi phun vào trong lỗ mũi, ấn nhanh đầu phun từ 1 đến 2 lần mỗi bên mũi.
  • Lần lượt bịt từng bên mũi và hỉ cặn bã ra ngoài cùng với dung dịch thừa, sau đó lau sạch bằng khăn mềm và đậy nắp bảo vệ vòi phun.

Trà gừng và mật ong

Trà gừng ấm pha với mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng,  kháng viêm và giảm chảy nước mũi

Trà gừng ấm pha với mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, kháng viêm và giảm chảy nước mũi

Gừng có đặc tính chống viêm, mật ong làm dịu cơn đau họng và có lợi ích kháng khuẩn. Kết hợp cả hai trong một tách trà ấm tạo thành loại đồ uống giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh, trong đó có sổ mũi.

Chườm ấm

Việc chườm khăn ấm có thể làm giảm áp lực trên xoang mũi, làm lỏng và giúp dịch nhầy dễ thoát ra hơn, từ đó giúp hết sổ mũi. Bạn nên đắp một miếng vải ấm lên mũi và trán trong vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng