- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu: Ảnh hưởng của ngũ cốc nguyên hạt tới lượng đường huyết
Gợi ý các món ăn nhẹ giúp người bệnh đái tháo đường ngủ ngon
Làm sao tăng cơ hội thụ thai ở phụ nữ mắc đái tháo đường?
7 thực phẩm người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên tránh
Dưới đây là một vài điều bạn nên chú ý khi mới được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2:
Chú ý và đừng bỏ qua các triệu chứng bệnh
Các dấu hiệu bệnh đái tháo đường type 2 thường không tiến triển trong một sớm một chiều mà sẽ xuất hiện dần theo thời gian. Trên thực tế, bạn có thể “sống chung” với bệnh trong nhiều năm mà không hề hay biết.
Hãy chú ý tới các triệu chứng cảnh báo đái tháo đường như hay thấy khát nước hơn, đi tiểu thường xuyên hơn, luôn cảm thấy đói, mệt mỏi, mờ mắt, hay bị nhiễm trùng và giảm cân không rõ lý do. Các triệu chứng này có thể không gây ra hậu quả đáng kể trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục bỏ qua chúng, bệnh sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Theo đó, đường huyết tăng cao trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng tới hệ thần kinh, mạch máu, mắt, tim và thận…
Chú ý hơn tới những thực phẩm bạn ăn hàng ngày
Thực phẩm bạn ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường type 2. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, việc sắp xếp thời gian các bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh cũng như kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày… đều có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường nên chuyển sang ăn nhiều thực phẩm tươi sống, hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Nguyên nhân là bởi các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, các chất phụ gia thực phẩm… không tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2.
Nói “không” với rượu bia
Với người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, uống rượu bia có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế các loại đồ uống có cồn để giữ đường huyết trong mức kiểm soát.
Hạn chế các loại đồ uống nhiều đường
Uống các loại đồ uống nhiều đường như nước có gas, nước ép trái cây đóng hộp… có thể khiến lượng đường huyết tăng cao quá mức. Do đó, bạn nên hạn chế các loại thức uống như nước ngọt, nước có gas. Riêng với nước ép trái cây, bạn có thể tự làm tại nhà để hạn chế lượng đường thêm vào, hoặc tốt nhất là chuyên sang ăn trái cây tươi, thay vì uống nước ép.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Mắc đái tháo đường không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tránh tuyệt đối, kiêng khem quá mức một vài thực phẩm nào đó. Thay vào đó, bạn chỉ cần kiểm soát lượng thực phẩm mình ăn vào trong mỗi bữa ăn.
Nếu mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2, bạn có thể thấy khá bỡ ngỡ trong việc kiểm soát khẩu phần ăn. Bạn có thể thử bắt đầu từ phương pháp đĩa thức ăn (the plate method) để học kiểm soát khẩu phần ăn, quản lý tỷ lệ các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống thường ngày.
Theo đó, bạn có thể chia đĩa thức ăn thành 3 phần chính: 1/2 đĩa thức ăn là các loại rau củ tươi (theo mùa); 1/4 đĩa sẽ bao gồm các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp; 1/4 còn lại là các thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh (như trứng, cá, thịt gà, đậu phụ).
Không phải tất cả các loại chất béo đều “xấu”
Trên thực tế, ăn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh cũng có thể giúp bạn cân bằng lượng đường huyết, hạn chế cảm giác thèm ngọt. Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, tốt cho người bệnh đái tháo đường có thể kể tới như quả bơ, chocolate đen, trứng, các loại cá béo, các loại hạt (như hạnh nhân, hạt óc chó), các loại sữa chua ít đường…
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, người mới được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 cũng cần lưu ý tới việc tập thể dục đều đặn. Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ) khuyên người bệnh nên dành khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần để tập các bài tập thể dục nhịp điệu (như đi bộ, đạp xe). Bạn cũng có thể kết hợp thêm một số bài tập tăng cường sức chịu đựng (như tập tạ) từ 2 - 3 lần/tuần.
Chú ý theo dõi lượng đường huyết
Kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn và các bác sỹ đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị, giúp bạn cân đối chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Vi Bùi (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn