- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Môi trường và sức khỏe trẻ em có mối liên hệ mật thiết
3 lý do khiến nhiều người có chết cũng không ở thành phố
3 lý do khiến nhiều người có chết cũng không ở thành phố
Độc tố trong môi trường: Nguyên nhân bùng phát "dịch" mất trí nhớ
5 tỷ tấn nhựa rác thải đang "bao bọc" Trái Đất
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi tử vong do biến đổi các yếu tố về môi trường, trong đó 5 triệu trẻ tử vong do bệnh có liên quan tới ô nhiễm không khí; Tỷ lệ mắc hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do ô nhiễm môi trường gia tăng; Các thảm họa thiên nhiên có thể gây sang chấn tâm thần mạnh với trẻ khi các em phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc các bệnh nhiễm khuẩn; 1,6 triệu trẻ bị tiêu chảy, chủ yếu do nguồn nước không an toàn và điều kiện vệ sinh kém…
Như vậy, có thể thấy môi trường là tác nhân gây bệnh cho trẻ em theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt kết hợp với nạn chặt phá rừng bừa bãi, khí thải từ các phương tiện xe cộ, khu công nghiệp... khiến không khí ô nhiễm nặng. Con người sống trong bầu không khí này có nguy cơ cao bị đột quỵ, bệnh tim mạch, viêm phổi, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp khác.
Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước gây ra nhiều hiểm họa cho con người
Các kim loại nặng, hợp chất vô cơ và vi khuẩn trong nguồn nước bị ô nhiễm là tác nhân gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho trẻ, như: Viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng, tiêu chảy, thậm chí còn có thể gây đột biến gene và ung thư.
Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây: Stress, mất ngủ, khó tiêu, ợ nóng, tăng huyết áp, ù tai hoặc điếc. Tiếng ồn còn có thể tác động xấu tới tuyến nội tiết, hệ thần kinh và tim mạch của nhiều người. Về lâu dài, sự rối loạn sinh lý sẽ trở thành mạn tính và gây ra bệnh tâm thần.
Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường, đặc biệt ở thành thị - nơi sử dụng rất nhiều ánh sáng nhân tạo. Ô nhiễm ánh sáng gây: Chói mắt, giảm thị lực, giảm khả năng nhận biết màu sắc và nhận biết độ tương phản; Đảo lộn đồng hồ sinh học gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch.
Ô nhiễm trong nhà hay ô nhiễm nội thất
Các thiết bị đang sử dụng trong gia đình như nội thất, thảm, đồ gỗ, sơn tường có thể ra môi trường khí độc không màu, khó phát hiện, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, phòng ở quá bức bí, không khí kém lưu thông, lại thêm khói thuốc lá, khói bếp đun, bếp than, khói hương, nấm mốc, vi khuẩn từ giường đệm, rèm cửa, giá sách lâu ngày không dọn vệ sinh khiến bụi bẩn bám vào ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ.
Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm mỗi ngày, đặc biệt là thời điểm giao mùa với sự biến đổi thời tiết thất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở đe dọa tới sức đề kháng của trẻ.
Chính vì vậy, để giúp trẻ có thể tránh được những tác động xấu từ môi trường, hãy thực hiện: Đeo khẩu trang hoạt tính, mang kính chắn bụi mỗi khi ra đường; Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi ra ngoài, chú ý rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Hạn chế ăn uống lề đường; Nếu có điều kiện, hãy sử dụng rèm cửa dày giúp hạn chế ánh sáng, xây phòng cách âm; Sử dụng thêm các sản phẩm giúp phòng ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung...
Bình luận của bạn