Một số bệnh dễ nhầm với chứng đái dầm ở trẻ

Đái dầm ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác

Các phương pháp đối phó với chứng đái dầm ở trẻ

Những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhỏ

Trẻ 5 tuổi vẫn đái dầm, cha mẹ phải làm sao?

Trẻ đái dầm ban đêm: Mẹo trị tận gốc

Có 2 loại đái dầm: Đái dầm nguyên phát và đái dầm thứ phát. Đái dầm nguyên phát tức là trẻ đái dầm từ lúc nhỏ, trẻ đái dầm gần như liên tục trong tất cả các đêm, loại này thường gặp ở lứa tuổi dưới 5 tuổi và chiếm khoảng 15 - 20% trẻ. Đái dầm thứ phát là loại đái dầm xảy ra ở những trẻ có thời kỳ không còn đái dầm, nhưng sau một thời gian vì lý do nào đó trẻ bị đái dầm trở lại, loại này thường gặp ở lứa tuổi từ 5 - 12, chiếm khoảng từ 3 - 8% trẻ.

Nguyên nhân chính xác gây đái dầm đến nay chưa được làm rõ, nhưng có những yếu tố đã được xác định là có liên quan đến đái dầm:

- Khả năng phát triển của bàng quang chưa tốt, bàng quang quá nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển, chưa hoàn thiện;
- Tâm lý căng thẳng (trẻ bị đái dầm hay bị mặc cảm, xấu hổ vì bố, mẹ, người nhà trêu chọc hoặc mắng mỏ...);
- Nhiễm trùng đường niệu;
- Mắc bệnh đái tháo đường;
- Mắc bệnh về thận (do đi tiểu nhiều lần làm giảm tỷ trọng nước tiểu);
- Đường dẫn nước tiểu bị hẹp hay có vật cản (viêm, sỏi, dị dạng bẩm sinh, hẹp bao quy đầu).

Nguy hiểm là, đái dầm cũng thường bị nhầm lần với một số căn bệnh, điển hình như:

Tiểu không kiểm soát

Trường hợp bé cứ tiểu thoái mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đây rất có thể không phải là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Tiểu không kiểm soát là một căn bệnh bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp.

Rò nước tiểu bẩm sinh

Nếu kiểm tra thấy quần bé luôn luôn ẩm, khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu và không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng rò nước tiểu bẩm sinh.

Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở bé gái, do 2 thận của bé ở cùng bên (1 trên, 1 dưới). Khi đó, nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Những trường hợp này cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được đẩy về bàng quang.

Phụ huynh có thể tìm hiểm về cách đối phó với chứng đái dầm ở trẻ TẠI ĐÂY!

Trần Lưu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ