Mùa lạnh cần cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn để phòng chống rét. Ảnh minh họa
10 xu hướng chăm sóc sức khỏe được chú ý vào năm 2017
5 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng năm 2017
Top 10 thành tựu y tế cần theo dõi cho năm 2017
Vào mùa đông, nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, trời rét đậm, một số nơi còn có băng tuyết đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai... Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh lây nhiễm.
Vệ sinh thân thể
Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt là một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất. Những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng rất đơn giản như tắm, rửa mặt, rửa tay... cần thiết nhưng không phải ai cũng biết.
Giữ gìn vệ sinh đôi tay: Giúp chúng ta có thể phòng tránh được nhiều bệnh lây nhiễm. Cần rửa tay thường xuyên, đúng cách. Đặc biệt cần rửa tay trước khi ăn và rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên cắt móng chân, móng tay để loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho chúng ta như: Trứng giun, các vi khuẩn gây bệnh... Về mùa đông cần đi găng tay, đi tất để giữ ấm chân, tay và tránh bị nhiễm lạnh.
Đối với vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp phòng bệnh sâu răng cũng như các bệnh khác liên quan đến răng miệng. Cần chải răng sau mỗi bữa ăn là biện pháp bảo vệ răng lý tưởng nhất. Tuy nhiên, có thể chải răng ít nhất 2 lần/ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ). Chải răng đúng cách, vệ sinh lưỡi, súc miệng bằng nước muối nhạt ấm để loại bỏ vi khuẩn giúp hơi thở thơm tho và phòng bệnh hô hấp rất tốt. Đối với người lớn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày (vào cuối ngày) để loại bỏ những mảng bám khó chịu ở những kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể chải tới được.
Tắm rửa đúng cách: Cần rửa mặt và cổ vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh cá nhân này sẽ giúp hạn chế mụn trên da mặt. Đối với vệ sinh cơ thể, tắm hàng ngày để loại bỏ các tế bào chết trên cơ thể, sạch vi khuẩn. Vào mùa đông, phải tắm bằng nước ấm, tắm nơi kín gió để tránh bị lạnh cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi không lao động nặng có thể hai ngày tắm một lần nhưng vẫn phải thay quần áo lót. Không tắm nước quá nóng vì sẽ làm cho mạch máu dưới da bị giãn nở, lượng lớn máu sẽ dồn về dưới bề mặt da làm cho máu lưu thông đến tim bị thiếu đột ngột, gây ra hiện tượng co mạch máu. Đối với người cao tuổi nếu co mạch kéo dài khoảng 15 phút sẽ bị nhồi máu cơ tim. Không nên tắm quá lâu, cọ rửa quá mạnh sẽ làm tổn hại đến tế bào da và lớp vảy trên da, từ đó phá vỡ tuyến phòng vệ tự nhiên của da, làm da dễ bị nhiễm trùng. Không nên tắm ngay sau khi ăn, cũng không nên tắm khi đang đói vì có thể gây ra hạ đường huyết. Chú ý khi tắm vào mùa lạnh nên tắm từ dưới chân rồi lan dần, nên dùng nước ấm. Sau khi tắm xong, nếu muốn ra ngoài nên mặc đồ ấm, đội mũ, khăn để tránh bị nhiễm lạnh, tránh gió lùa.
Thường xuyên phải giặt sạch quần áo, không được mặc quần áo còn ẩm chưa khô. Hàng ngày, cần thay quần áo lót. Mùa đông nên chọn trang phục tối màu, mặc nhiều áo để giữ ấm cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng trong mùa đông
Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản bao gồm: Protein (chất đạm), glucid (chất bột), lipid (chất béo) và vitamin - khoáng chất. Trừ một số người mắc bệnh cần ăn kiêng theo chỉ định của bác sỹ còn đối với người lao động nặng, người cao tuổi, trẻ em vào mùa đông, cơ thể cần được cung cấp lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin nhiều hơn so với những mùa khác trong năm để chống rét. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hoàn hảo trong mùa đông chính là bổ sung các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Cơm, ngũ cốc, mỳ, bí đỏ hay khoai tây. Các thực phẩm giàu protein ít chất béo sẽ giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Một số lựa chọn protein lành mạnh bao gồm: Các loại hạt, các loại đậu, trứng, cá, thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, sữa ít chất béo và các sản phẩm đậu nành.
Ngoài đạm, vitamin cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Vitamin A có tác dụng ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của tế bào giảm, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, dễ dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó, hàng ngày nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như: Trứng, gan, sữa, rau lá sẫm màu (rau ngót, mùng tơi, rau muống, cải ngọt, bí đỏ, cà rốt...). Trái cây màu vàng hoặc da cam như xoài, đu đủ, chuối, cam, hồng chín... cũng chứa nhiều vitamin A và tiền vitamin A. Ngoài ra, nên chú ý bổ sung thêm các loại đồ ăn thức uống có hàm lượng vitamin C cao như: Cam, chuối, xoài, quýt, bưởi, rau xanh... vì vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm, hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Người cao tuổi nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, như cháo thịt, các món hầm... Chia thành nhiều bữa nhỏ. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn. Đối với người cao tuổi tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể là nguyên nhân mất ngủ do đầy bụng chướng hơi, do đi tiểu nhiều. Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, nên dậy trước, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra để tránh cơ thể người cao tuổi không đáp ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim.
Đối với tập luyện vẫn cần duy trì đều đặn giúp cho cơ thể khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái... Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp, thậm chí có thể tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.
Bình luận của bạn