Phân biệt mụn nhọt thường và nhọt độc

Mụn nhọt có nguy hiểm không

5 cách loại bỏ mụn nhọn đơn giản đến bất ngờ

Mông mụn nhọt làm sao để diện bikini?

Trị mụn nhọt, rôm sảy đơn giản từ cây sài đất

Chữa mụn nhọt như thế nào?

Áp xe (bắt nguồn từ tiếng Pháp: Abcès) là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Áp xe ở da có dấu hiệu và triệu da gồm: Ửng đỏ, đau, nóng, sưng, khi sờ vào có cảm giác như một túi chất lỏng, diện tích bị tấy đỏ thường lan rộng ngoài vùng sưng. Hậu bối/nhọt cụm/nhọt bầy/nhọt độc (carbuncle) và mụn nhọt/đinh nhọt (furuncle) là những loại áp xe thường gặp do nhiễm trùng nang lông: Đinh nhọt thường xuất hiện đột ngột như là một vết sưng màu hồng hoặc đỏ đau, có đường kính khoảng 2cm, vùng da xung quanh cũng có thể đỏ và sưng lên; Nhọt độc là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm một số nhọt xếp thành đám, thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hen phế quản, lao phổi.

Phân biệt đinh nhọt và nhọt độc trong infographic dưới đây:

Mụn nhọt có nguy hiểm không?

Nếu vi khuẩn vào máu sẽ đi khắp cơ thể và có thể gây bệnh ở bất kỳ cơ quan nào như phổi, tim, gan, mạch máu… Khi các cơ quan này bị nhiễm khuẩn thì có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi do tụ cầu, tràn mủ màng tim, viêm mủ màng phổi... thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Bạn có thể tự trị nhọt tại nhà đối với các nhọt đơn, nhỏ. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau hãy đi gặp bác sỹ ngay:

- Nhọt mọc trên mặt hay cột sống.

- Nhọt gây vô cùng đau đớn.

- Nhọt rất lớn, không thể chữa lành trong 2 tuần hoặc có kèm theo sốt.

- Nhọt mọc thường xuyên.

- Nhọt đỏ tỏa ra xung quanh - dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã xâm nhập vào hệ bạch huyết.

- Bị suy giảm hệ thống miễn dịch, đặc biệt ở những người đã cấy ghép nội tạng hoặc nhiễm HIV.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp