Con trâu trong văn hóa người Việt

Chọi trâu - Tranh dân gian Đông Hồ

6 dấu hiệu cảnh báo khi bạn đã nạp quá nhiều đường

Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết để cả năm 2021 “lộc lá”

Mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon, không thiu mốc

Năm Tân Sửu nên xin chữ gì cho may mắn, tài lộc?

Với quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam, trâu là con vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Không chỉ gắn liền với hình ảnh nông thôn, với lũy tre làng và cánh đồng lúa, con trâu trở thành một dấu ấn trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian Việt Nam.

Tục đâm trâu để hiến tế thần linh là nghi thức quan trọng trong các lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nghi thức đâm trâu là điểm nhấn quan trọng trong những lễ lội truyền thống, mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho dân làng một năm qua làm ăn được mùa, con cháu khỏe mạnh.

Lễ hội chọi trâu tại Hải Phòng lại gắn với tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Bộ. Lễ hội được mở hàng năm vào 17 tháng Giêng, do đó người dân lưu truyền câu ca: “Dù ai đi đâu, ở đâu/Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu”. Chọi trâu chính là hình thức thi trau khỏe, so tài thuần dưỡng trâu rừng thành trâu nhà của người nông dân.

Con trâu là hình ảnh xuất hiện dày đặc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Trâu được coi như người bạn thân thiết của người nông dân: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu/Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Người Thái ở Tây Bắc có lễ tạ ơn trâu vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, kiêng mắng mỏ, đánh trâu trong những ngày này.

Bức tranh "Sức mạnh chiến đấu" của họa sĩ Ngô Thanh Hùng

Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa chóng mặt, hình ảnh mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu dần trở thành mảnh ghép trong ký ức và tâm thức người Việt. Con trâu không chắc còn là “đầu cơ nghiệp”, nhưng bản chất kiên nhẫn, cần cù và sức mạnh bền bỉ của trâu vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại này.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không ít lễ hội về trâu được tạm dừng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đây có thể là cơ hội tốt để thay đổi, cải biến các nghi lễ mang tính bạo lực, phản cảm về trâu để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

Xuất phát từ quan điểm tính ngũ hành, năm Tân Sửu có can Tân thuộc hành Kim, mệnh Thổ ứng với màu vàng nên được xem là năm Trâu vàng. Mở đầu cho thập kỷ phát triển của Việt Nam, năm Tân Sửu chắc chắn tiềm ẩn không ít thách thức cho nhân dân cả nước. Câu thành ngữ mộc mạc, dân dã “khỏe như trâu” có lẽ là lời chúc và mong ước thiết thực nhất trong năm mới Tân Sửu.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết