Ngâm rượu tỏi đúng cách để tăng công dụng chữa bệnh

Tỏi đen ngâm rượu có hiệu quả hơn so với tỏi trắng

Người bị tăng huyết áp có được uống rượu tỏi?

Có nên điều trị thoái hóa cột sống bằng rượu tỏi?

Rượu tỏi chữa bách bệnh

Rộ mốt làm tỏi đen phòng bệnh tại nhà

Công dụng của rượu tỏi

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm… Tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chữa được nhiều bệnh.

Theo các sỹ Tây y, thì trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, diallyl sulfide, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa calci, phospho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan.

Tỏi là gia vị đồng thời là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả

Rượu tỏi là một loại thực phẩm chức năng tuyệt vời vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ và có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao. Rượu tỏi có thể được dùng để hỗ trợ và điều trị 4 nhóm bệnh: 

- Bệnh tim mạch: Tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL) nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL), do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.

- Bệnh xương khớp: Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp như: Viêm khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp... Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những bệnh nhân viêm khớp được điều trị bằng viên nang điều chế từ tỏi đều cho kết quả tốt, nhờ hoạt tính ở tỏi làm hạn chế việc sinh ra các phần tử tự do gây tổn thương đến tổ chức khớp.

- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).

- Bệnh đường tiêu hóa: Allicin chứa trong rượu tỏi có công dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, dạ dày.

Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh

Cách ngâm rượu tỏi

Rượu tỏi cần được ngâm và sử dụng đúng liều lượng vì loại thuốc này được sử dụng lâu dài, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Để nguyên tép tỏi để ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.

Cách làm rượu tỏi:

Cách 1: Dùng 300gr tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600gr rượu trắng khoảng 40 độ. Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần.

Cách 2: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần. 

Nên bóc vỏ và cắt nhỏ tỏi để tăng hiệu quả của rượu tỏi

Lưu ý: Tỏi đen có tác dụng tốt hơn so với tỏi trắng. Nếu có điều kiện nên dùng loại tỏi này.

Cẩn trọng khi dùng rượu tỏi

Tỏi là vị thuốc có tính nóng nên cần phải lưu ý khi dùng. Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.

Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, ức chế tuyến giáp… . Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa tăng huyết huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã tăng cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người. Tỏi cũng có thể gây dị ứng là ngứa ngáy, nổi mẩn ở 1 số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng tương tác với các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. Allicin trong tỏi cũng có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây tổn hại đến đường tiêu hóa. Do đó, chỉ nên ăn vừa phải, không nên lạm dụng ăn nhiều tỏi sống và nếu bị nghi ngờ hệ tiêu hóa bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất