Ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy kéo dài

Trẻ em bị mất nước khi tiêu chảy kéo dài gây ra mệt mỏi và nguy hiểm.

7 tác hại nguy hiểm khi cơ thể bị mất nước

Những thực phẩm "hút nước" của cơ thể

8 nguyên nhân đang khiến cơ thể bị mất nước

Mất nước sẽ khiến cơ thể bạn như thế nào?

Nước cũng giống như chất đạm, vitamin, là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Chính vì vậy khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn người bệnh có thể tử vong.

Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất nước: Khát nước, ít đi tiểu hơn so với bình thường, nước tiểu có màu sẫm, da khô, mệt mỏi, choáng váng, không có khả năng đổ mồ hôi... Rất nhiều người chỉ đến lúc khát mới uống nước mà không biết rằng, khi cơ thể cảm thấy khát thì nước trong nội tạng đã mất đi sự cân bằng. 

Bởi vậy, ngay khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, bạn nên uống nhiều nước. Lượng nước cần uống phụ thuộc vào lượng nước cơ thể đã mất. Bác sỹ Joshua Evans, Bệnh viện Nhi Michigan (Mỹ), khuyên rằng: Nên uống nước từng chút một, thậm chí mút đá hay kem que cũng có thể giúp tăng lượng chất lỏng và nên uống thêm dung dịch bù nước, vì nước thông thường không thay thế được cho các loại muối khoáng cần thiết trong cơ thể.

Ngăn ngừa mất nước ở trẻ em

Dấu hiệu mất nước ở trẻ: Miệng, lưỡi khô, khóc không ra nước mắt, mệt mỏi, cáu kỉnh, mắt lõm xuống, da kém đàn hồi...

Trẻ em có thể bị mất một lượng lớn chất lỏng trong một thời gian ngắn vì tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài những dấu hiệu thông thường của sự mất nước, cha mẹ nên kiểm tra bé có bị khô miệng và lưỡi không, khi khóc trẻ có nước mắt không, con có mệt mỏi, dễ cáu kỉnh hay không, mắt bé bị lõm xuống, sốt và làn da con ít đàn hồi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn cần đem con đi khám ngay.

Các bác sỹ Nhi khoa khuyên rằng, khi con có dấu hiệu mất nước, cần cho con uống bù nước, nước trái cây cũng rất hữu ích tuy nhiên nó không cung cấp sự cân bằng lý tưởng bằng dung dịch đường, nước và muối. Giải pháp bù nước bằng đường uống như Ceralyte, Pedialyte... Nếu con không nôn, con sẽ bắt đầu tạo ra một lượng nước tiểu bình thường, còn nếu con nôn ra, bạn nên gọi bác sỹ.

Ngăn ngừa mất nước ở người cao tuổi

Người cao tuổi nên cố gắng uống 1,7 lít nước trong 24 giờ

người cao tuổi có nguy cơ cao bị mất nước, vì họ không còn nhạy cảm với cảm giác khát cũng như cơ thể bị lão hóa, khả năng cơ thể không còn tốt cho sự mất cân bằng nước và natri. Một người già bị mất nước khi tiêu chảy hoặc ói mửa kéo dài nên cố gắng uống ít nhất 1,7 lít nước trong 24 giờ. Các chuyên gia cũng khuyên khi cơ thể bị mất nước, người cao tuổi nên bù nước bằng những bữa ăn lỏng.

Các chuyên gia khuyên bạn nên gọi bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày và gọi sớm khi cơ thể bị mất nước trong trường hợp sốt hoặc đau bụng, đau trực tràng, phân ra màu đen, hắc ín. 

Các loại dung dịch bù nước thường dùng:

- Nước muối đường, pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối, 8 thìa đường và 1 lít nước.

- Nước cháo muối (1,2 lít nước, 1 thìa muối, 1 nắm gạo).

- Bổ sung nước dừa, nước cam, ăn thêm chuối để bổ sung thêm kali. Nước dừa muối: 1 lít nước dừa, 1 thìa muối.

- Hoặc có thể ra hiệu thuốc mua gói dung dịch oresol pha với 1 lít nước. Ngày uống 1-2 gói theo hướng dẫn sử dụng. 

Ngọc Hoa H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa