Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ

Ngưng thở khi ngủ khiến phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nguy hiểm khi mang thai

Kiểm tra ngay để biết bạn bị ngáy ngủ theo kiểu nào?

Gifographic: Những điều cần biết về ngưng thở khi ngủ

Ngáy khi ngủ - Coi chừng bị ung thư!

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngưng thờ khi ngủ, một tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng với các triệu chứng điển hình là ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, đau thắt ngực về đêm, có thể kèm theo thở gấp, ngạt thở. Yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ thường do tuổi tác, thói quen hút thuốc lá và thừa cân/béo phì.

Trong nghiên cứu mới tìm hiểu về vấn đề giấc ngủ với sự tham gia của hơn 3.000 phụ nữtác giả nghiên cứu, TS. Francesca Facco, đến từ Bệnh viện Magee-Women (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã phát hiện mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ với nguy cơ tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.

Kết quả ban đầu cho thấy, có 3,6% phụ nữ mang thai tuần từ 6 - 15 có biểu hiện ngưng thở khi ngủ. Tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ lên tới 8,3% ở nhóm phụ nữ mang thai tuần từ 22 - 31. Nhìn chung, có 6% phụ nữ mang thai được chẩn đoán tiền sản giật, 13% có rối loạn huyết áp và 4% mắc đái tháo đường thai kỳ.

Trước khi mang thai, những phụ nữ bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao hơn 94% phát triển tiền sản giật, cao hơn 46% phát triển rối loạn huyết áp và gấp 3,5 lần phát triển bệnh đái tháo đường trong thai kỳ so với những phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ.

Trong thai kỳ, những phụ nữ được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao hơn 95% phát triển tiền sản giật. Nguy cơ rối loạn huyết áp tăng rất cao (tăng hơn 73%) và gấp 2,8 lần nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ so với những phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ.

TS. Francesca Facco cho biết, tuy chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật trong thời gian mang thai, việc điều trị ngưng thở khi ngủ chưa chắc đã làm giảm các nguy cơ này cho thai phụ. Nguyên nhân vì ngay cả ở những phụ nữ không mang thai, chưa có bằng chứng chỉ ra việc điều trị ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ phát triển tiền sàn giật hoặc đái tháo đường thai kỳ.

Cho dù vậy, phụ nữ vẫn cần điều trị ngưng thở khi ngủ càng sớm càng tốt khi có biểu hiện của triệu chứng vì bệnh gây giảm oxy trong máu, lâu dần có thể gây ra các biến chứng liên quan đến tim mạch.  

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Ở mức độ nặng hơn, các bác sỹ có thể điều trị cho bệnh nhân theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà, để bệnh nhân đeo mặt nạ thở khi ngủ với máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp