Gifographic: Những điều cần biết về ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Ngáy khi ngủ - Coi chừng bị ung thư!

Teen béo phì ngủ thế này có thể bị bệnh gan nặng hơn

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bùng phát gout

Ngưng thở khi ngủ gây ra trầm cảm

Ước tính 26% người trưởng thành có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ (hội chứng ngưng thở khi ngủ/SAS). Bình thường đường hô hấp trên được nâng đỡ bởi các cấu trúc xương nhỏ, sụn bao quanh mũi và vùng hầu họng. Đặc điểm này giúp cho đường thở vẫn mở ra, không bị xẹp trong lúc ngủ, không khí vẫn lưu thông từ mũi và miệng vào trong phổi một cách dễ dàng. Đối với người bị ngưng thở khi ngủ, những thành phần mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng bị tụt vào trong đường thở, kèm theo kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh. Đường hô hấp trên bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.

Tìm hiểu kỹ hơn trong gifographic* sau:

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cần thực hiện vệ sinh giấc ngủ mỗi ngày để ngăn ngừa ngưng thở khi ngủ ngủ, chống mất ngủ và giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Vệ sinh giấc ngủ hiệu quả cần: Ngủ điều độ (ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ); Thay đổi lối sống như tập luyện (trước khi ngủ khoảng 3 tiếng) và tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…). Một yêu cầu nữa là trong phòng ngủ cũng không nên để tivi. Nhưng hiện nay đó là thói quen của rất nhiều người và việc thay đổi thói quen này không dễ dàng. Ngoài ra, sau 30 phút nằm mà không ngủ được thì nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền để “dỗ” giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, thiền định đem lại giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn cho con người, dù là trong một thời gian ngắn và tuyệt đối không nên uống thuốc an thần, thuốc ngủ.

Biết Tuốt H+ (Việt hóa từ SSD)

*Gifographic là gì?

Đây là kiểu nội dung khá mới, kết hợp giữa mô hình inforgaphic với những hình ảnh động. Cũng giống như Infographic, điểm nổi bật của Gifographic là sự cô đọng, thú vị và dễ dàng chia sẻ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh