Ngáy khi ngủ - Coi chừng bị ung thư!

Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Những "thủ phạm" khiến bạn ngủ ngáy

Ăn gì để giảm ngủ ngáy?

Làm sao để hết ngáy ngủ?

Luyện giọng để trị tật ngáy ngủ

Ngáy ngủ (triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ) làm hạn chế lượng oxy trong khi ngủ và đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể của bạn. Lượng oxy thấp trong máu gây nên sự phát triển của các mạch máu để bù đắp cho sự thiếu oxy đến các mô và tế bào. Đây là lý do có thể dẫn đến sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, lượng oxy thấp cũng là môi trường lý tưởng cho các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) cho thấy, những người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị ung thư cao hơn 5 lần so với những người bình thường. Ngáy ngủ làm tăng 10% nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề ngủ ngáy bởi các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ mới là những vấn đề đáng lo ngại và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Làm gì để phòng ngừa ung thư khi ngủ ngáy?

Nếu bạn ngủ ngáy, tốt nhất nên gặp một chuyên gia về giấc ngủ để tìm ra cách giải quyết các vấn đề của mình. Phương pháp tốt nhất và hiệu quả để điều trị ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục CPAP để giữ đường thở luôn mở và giúp hấp thụ oxy liên tục ngay cả trong khi ngủ. Điều này cho phép tất cả các mô và các tế bào của bạn nhận đủ oxy. Từ đó có thể ngăn chặn sự phát triển không mong muốn của các tế bào gây ung thư.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như thay đổi lối sống, thay đổi tư thế ngủ... cũng sẽ có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng ngủ ngáy.

Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp