- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận biến chứng cúm như viêm phổi, viêm phế quản…
Người bệnh đái tháo đường nên chọn thực phẩm có chỉ số GI thế nào?
Cách phòng biến chứng bàn chân cho người bệnh đái tháo đường?
Cách nhận biết sớm biến chứng mắt do đái tháo đường
Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Việc mắc các bệnh lý cấp tính như cúm có thể khiến việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn bình thường. Theo đó, khi mắc cúm, chỉ số đường huyết của người bệnh có xu hướng dao động nhiều hơn.
Tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ tốt nhất, giúp người bệnh đái tháo đường phòng chống cúm
Việc tiêm vaccine cúm đặc biệt quan trọng với người bệnh đái tháo đường, do họ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng. Nhiều chuyên gia chỉ ra việc tiêm vaccine cúm cũng có thể giảm tới 79% số lần nhập viện ở người bệnh đái tháo đường.
Vaccine cúm dạng thuốc tiêm được khuyến nghị sử dụng với người bệnh đái tháo đường, người mắc các vấn đề sức khỏe khác. Đây là dạng vaccine được sản xuất trên cơ chế bất hoạt, hay sử dụng các virus đã chết. Nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện, chứng minh tính an toàn của việc tiêm vaccine cúm với người mắc đái tháo đường.
Ngược lại, người bệnh đái tháo đường không nên dùng vaccine cúm dạng xịt đường hô hấp. Đây là vaccine cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal spray influenza vaccine - LAIV), hay vaccine có chứa virus đã làm giảm độc lực hoặc suy yếu để không thể gây bệnh.
Tiêm vaccine phế cầu khuẩn cũng rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường
Bị cúm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Điều này có thể dẫn tới viêm phổi do phế cầu khuẩn - một biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể gây tử vong.
Người bệnh đái tháo đường thường có hệ miễn dịch yếu hơn, sức đề kháng giảm hơn so với người bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh dễ dàng tấn công người bệnh. Do đó, bên cạnh vaccine cúm, người bệnh đái tháo đường cũng nên tiêm vaccine phế cầu khuẩn để phòng ngừa viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác.
Các biện pháp phòng ngừa cúm khác dành cho người bệnh đái tháo đường
Bên cạnh việc chủ động tiêm vaccine cúm, người bệnh đái tháo đường cũng nên thực hiện một số lời khuyên sau:
- Chủ động tránh tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc cúm.
- Tạo thói quen che miệng khi ho hay hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh cơ thể tốt.
- Thường xuyên lau rửa các bề mặt bạn hay chạm tay vào.
Ngoài ra, để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng đái tháo đường khó chịu, bạn có thể tham khảo dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược như nhàu, hoài sơn, câu kỷ tử, mạch môn.
Vi Bùi (Theo CDC Mỹ)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn