Người bệnh đái tháo đường có nên dùng đường năng lượng thấp?

Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng đường năng lượng thấp để kiểm soát đường huyết hiệu quả

Ngủ bù giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường

Thông xe đường nối Nhật Tân - Cầu Giấy trị giá 1.000 tỷ đồng/km

Bị đái tháo đường có cần phải kiểm tra đường huyết hàng ngày?

Giá trị đường huyết 7mmol/l bị đái tháo đường chưa?

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard: 

Chào bạn,

Bệnh đái tháo đường type 2 được xác định bởi nồng độ đường huyết cao. Bệnh này nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhồi máu cơ tim, suy thận, cắt cụt chân, mù lòa…

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến các thực phẩm giàu carbohydrates (tinh bột). Carbohydrates là thành phần chính của bánh mỳ, bột mỳ, ngũ cốc, trái cây, sữa, rau và đậu. Nói một cách dễ hiểu thì chúng là những chuỗi dài gồm một loại phân tử nhất định (giống như chuỗi ngọc trai với các viên ngọc trai giống hệt nhau). Khi vào trong ruột, carbohydrates sẽ bị men tiêu hóa "cắt" ra thành từng phần nhỏ gồm 1 - 2 phân tử (tương tự 1 - 2 viên ngọc trai), đây là đường glucose có thể tiêu hóa và đi vào trong máu. Dòng máu sẽ mang đường đi đến các tế bào - nơi mà chúng được sử dụng làm năng lượng. Carbohydrates tác động đến đường huyết nhiều hơn so với cùng lượng chất béo và protein.

Đường tinh luyện là một loại carbohydrates liên kết có thể dễ dàng phân hủy thành glucose, tức là đường sẽ nhanh chóng đi vào máu và gây tăng đường huyết. Chế độ ăn uống nhiều đường như vậy không hề có lợi cho người bệnh đái tháo đường cũng như người khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên ăn các thực phẩm chứa carbohydrates phân hủy chậm.

Đầu tiên, bạn cần hạn chế lượng carbohydrates bằng một nửa trong tổng số calorie bạn ăn mỗi ngày. Carbohydrates nên đến từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Bạn hỏi về loại "đường năng lượng thấp" (sugar alcohols), hay còn gọi là "polyol", là các chất làm ngọt thường có trong các sản phẩm "không đường" (sugar-free), chẳng hạn như kẹo cao su, kẹo, bánh quy và kem. Bản chất của chúng là mono hoặc disaccharide (ví dụ như glucose, lactose…) đã bị hydro hóa.

Các loại đường có năng lượng thấp bao gồm: Sorbitol, Maltitol, Xylitol, Lactitol, Isomalt, Mannitol. Chúng có các đặc điểm nổi bật là: Độ ngọt thấp, năng lượng thấp (low calories) chỉ bằng khoảng 50% so với saccharose. Trong khi hầu hết glucose từ đường tinh luyện được chuyển vào trong máu thì chỉ một nửa lượng glucose từ đường năng lượng thấp được chuyển vào trong máu.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa đường năng lượng thấp vì chúng hầu như không có nhược điểm. Nếu bạn ăn lượng lớn, chúng còn có tác dụng nhuận tràng. 

Ngoài ra, để quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả, bạn nên ăn các loại ngũ cốc như (gạo lức, yến mạch), tránh các loại carbohydrates tinh chế (gạo trắng, bột mỳ trắng, bột yến mạch...); Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ; Tập thể dục điều độ và sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.

Kim Chi H+

Thông tin cho bạn:

Lựa chọn đường năng lượng thấp là hoàn toàn đúng đắn để góp phần kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó chưa đủ để kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường, bởi khi rối loạn chuyển hóa đường sẽ kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa khác và gây biến chứng trên hầu hết các cơ quan quan trọng của cơ thể. Sử dụng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn có kiểm soát và hoạt động thể lực thường xuyên là chiến lược điều trị toàn diện đối với căn bệnh này. Một số các giải pháp hỗ trợ khác như sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ điều trị như Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường cũng là lựa chọn hoàn hảo để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và kiểm soát biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết