Người bệnh đái tháo đường làm gì để giảm sưng phù bàn chân?

Sưng phù bàn chân là tình trạng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường

Bị đái tháo đường có gây ngứa da?

Tự làm đồ uống giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Dễ mắc đái tháo đường type 2 nếu uống quá nhiều nước ép trái cây

Trong hầu hết các trường hợp, khi tình trạng sưng phù bàn chân vừa mới xảy ra thì chỉ cần người bệnh có những thay đổi về lối sống cũng có thể làm giảm sưng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của hệ xương khớp ở chân, cải thiện tuần hoàn cho máu tới vùng chân và giúp ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến ​​của bác sỹ, trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch tập thể dục. Bởi, tập thể dục quá mức có thể dẫn đến chứng phù tay do tập thể dục.

Sử dụng tất ấm

Vào mùa Đông, người bệnh đái tháo đường nên chú ý đi tất dày hơn để giữ ấm cho bàn chân, không nên đặt trực tiếp túi sưởi, túi chườm nóng… lên bàn chân để tránh nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng bàn chân, dễ dẫn tới nguy cơ phải cắt cụt chân.  Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên rất khô, nứt nẻ, đây là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Sau khi vệ sinh chân bằng cách rửa sạch sẽ, bệnh nhân nên thấm khô chân và bôi kem dưỡng ẩm lên da. Lưu ý, không bôi kem, hoặc sữa tắm vào các kẽ ngón chân. 

Giảm lượng muối ăn

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm tình trạng sưng phù bàn chân ở người bệnh đái tháo đường. Người bệnh nên tiêu thụ ít muối hơn và ăn những thực phẩm tự nhiên có lượng natri thấp, vì nồng độ natri cao có thể làm tăng huyết áp và gây sưng phù ở chân.

Lưu ý khi chọn mua giày

Người bệnh đái tháo đường nên chọn mua những đôi giày có kích thước lớn hơn bàn chân một chút để ngay cả khi bàn chân bị sưng phù thì họ vẫn có thể đi vừa. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nên tránh đi giày cao gót.

Massage chân thường xuyên

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh, tường thuật, tảo Spirulina... để ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Thói quen massage chân vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh đái tháo đường tăng tuần hoàn máu tới toàn bộ bàn chân, từ đó làm giảm đau và sưng phù.

Chú ý đến tư thế

Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ trong một khoảng thời gian dài, vì nó có thể gây tê bì bàn chân do lưu thông máu bị giảm. Ngoài ra, khi ngồi, người bệnh đái tháo đường không nên gây quá nhiều áp lực lên đôi chân (ngồi xổm, hoặc ngồi vắt chéo chân), vì nó ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu đến các chi.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết