- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường kèm gout sẽ cần đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống thường ngày
Người bệnh đái tháo đường nên kiêng các loại rau nào?
Những lưu ý để điều trị biến chứng thận do đái tháo đường hiệu quả
Hướng dẫn chi tiết cách tăng cân cho người bệnh đái tháo đường
Tôi may mắn tìm được cách cải thiện đường huyết, biến chứng đái tháo đường
Trả lời:
Chào bạn!
Đái tháo đường và gout đều là bệnh về rối loạn chuyển hóa. Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng nồng độ đường trong máu. Trong khi đó, gout là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Việc mắc đồng thời 2 bệnh này khiến chế độ ăn trở nên phức tạp hơn, cần lưu ý tránh những thực phẩm ảnh hưởng đến cả nồng độ acid uric và glucose trong máu. Cụ thể, trong chế độ ăn, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Hạn chế thực phẩm giàu chất bột đường
Thay vì ăn nhiều thực phẩm giàu chất bột đường, dễ làm tăng đường huyết như cơm, xôi, bún, phở… bạn có thể thay thế bằng những thực phẩm cũng chứa chất bột đường nhưng chưa qua tinh chế, hoặc chứa nhiều chất xơ để ít làm tăng đường huyết hơn. Các thực phẩm này có thể kể tới như: Gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, các loại đậu (đậu đỗ, đậu Hà Lan, đậu nành), khoai lang…
Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, đặc biệt là purin
Những thực phẩm giàu chất đạm, purin cần tránh thường có nhiều trong các loại cá và hải sản, thịt đỏ (như thịt bò), nội tạng động vật, các loại thực phẩm giàu fructose như táo, chuối, nho khô, cà chua, hành tây, cải xanh, bắp cải, nước uống có gas, bánh ngọt…
Bổ sung chất béo phù hợp
Khi đã hạn chế chất bột đường và chất đạm, bạn cần bổ sung đầy đủ chất béo để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn lưu ý nên lựa chọn các chất béo lành mạnh có trong các loại dầu ăn thực vật, các loại hạt (lạc, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt maca), quả bơ…
Ăn tăng cường chất xơ
Chất xơ đặc biệt tốt cho người bệnh đái tháo đường mắc kèm bệnh gout. Nguyên nhân là bởi chất xơ có thể hạn chế hấp thu đồng thời chất bột đường và chất đạm vào trong máu. Vì vậy, trong chế độ ăn, bạn nên tăng cường chất xơ từ các loại rau củ như dưa chuột, cà rốt, cần tây…
Sử dụng kết hợp thảo dược
Sử dụng các thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, từ đó hỗ trợ cân bằng chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường có mắc kèm bệnh lý khác như tình huống của bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Dược sỹ Lê Giang
Nếu còn băn khăn khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia theo số: 0981 238 218 để được tư vấn cụ thể hơn.
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường
Với thành phần chính là Hoàng bá kết hợp với lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Alpha lipoic acid, TPBVSK Glutex là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết hiệu quả; Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn